Tư vấn hỗ trợ

0919739333

Bài viết xem nhiều

Bạn đã xem

Các lỗi thường gặp của máy tạo oxy và cách xử lý

Thiết bị y tế Việt Hà | 13/03/2023

Máy tạo oxy là thiết bị y tế mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho chúng ta, đặc biệt là đối với những người có vấn đề về hô hấp. Ngày nay, máy tạo oxy không chỉ phổ biến tại các bệnh viện mà còn được nhiều hộ gia đình tin dùng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, đôi lúc máy tạo oxy gặp phải các lỗi và không thể sử dụng, không mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. Dưới đây, Thiết Bị Y Tế Việt Hà sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về các lỗi thường gặp của máy tạo oxy và cách xử lý nhé!

I. Các lưu ý trước khi mua máy tạo oxy

Để sử dụng hiệu quả máy tạo oxy, chúng ta cần phải chọn máy tạo oxy phù hợp và chất lượng. Sau đây là một số lưu ý để bạn có thể tham khảo trước khi mua máy tạo oxy:

- Mua loại máy có dung lượng oxy theo đúng chỉ định của bác sĩ

- Yêu cầu người bán kiểm tra kĩ nồng độ oxy có đạt được 92 - 95% hay không, tránh trường hợp thu mua máy tạo oxy cũ rồi bán lại cho người sử dụng

- Nên mua các loại máy tạo oxy có thiết kế phù hợp với không gian dự định lắp đặt và người bệnh

- Không sử dụng máy thường xuyên vì dễ gây nghiện và phổi sẽ khó hoạt động mạnh trở lại

- Kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ và chế độ bảo hành của sản phẩm

 

 Các lưu ý trước khi mua máy tạo oxy

Máy tạo Oxy cho người già

 

→ Bạn có thể tham khảo các sản phẩm máy tạo oxy chất lượng tại bài viết: Dòng máy trợ thở cho người già chất lượng tốt nhất hiện nay

 

II. Các lỗi thường gặp của máy tạo oxy và cách xử lý

1. Động cơ vẫn chạy bình thường mà không có khí ra

Đối với lỗi không có khí ở đầu ra, chúng ta thực hiện kiểm tra các bước như sau:

 

- Bước 1: Người dùng kiểm tra xem cốc làm ẩm đã khít chưa, trong trường hợp nắp cốc bị kênh dẫn đến khí oxy tạo ra bị thoát ra ngoài và không có khí oxy ra ở đầu ra cho người bệnh sử dụng - đây là lỗi cơ bản nhất nhưng không ít người dùng gặp phải.

→ Cách xử lý: Lắp lại bình làm ẩm sao cho thật kín.

 

- Bước 2: Kiểm tra núm điều chỉnh lưu lượng khí oxy ra trên cột điều chỉnh (viên bi) có lên số hay không. Một số trường hợp người dùng không vặn viên bi lên (tức là để ở mức 0L/ phút) thì máy vẫn chạy nhưng không có khí oxy được tạo ra.

*Lưu ý: Trong trường hợp máy hoạt động bình thường, người sử dụng không nên vặn mức lưu lượng oxy ra ở mức thấp nhất là 0L/phút. Điều này dẫn đến khí oxy được tạo và không có cơ hội thoát ra ngoài rất hại cho máy.

 

- Bước 3: Nếu viên bi đã lên được điều chỉnh khỏi mức số 0 nhưng cho dù vặn thế nào cũng không lên cao được mà chỉ dừng lại ở 1 mức cố định. Ví dụ mức 1 hoặc mức 2 trong khi công suất của máy hoàn toàn có thể cao hơn. Nguyên nhân này chủ yếu là do đầu ra bị tắc. 

Cách xử lý: Người sử dụng cần phải kiểm tra xem đầu ra của máy bị tắc ở chỗ nào. Thông thường máy sẽ hay bị tắc ở phần bình làm ẩm, người sử dụng nên tháo bình làm ẩm ra khỏi máy và vệ sinh bình làm ẩm đặc biệt phần ống ngập trong nước.

*Lưu ý: Nước trong bình làm ẩm nên được thay mới thường xuyên ít nhất khoảng 2 ngày một lần và cần được vệ sinh sạch sẽ phần ống ngập trong nước. Đây là bộ phận hay bị tắc nhất.

Các lỗi thường gặp của máy tạo oxy và cách xử lý

Máy tạo Oxy

2. Máy cảnh báo đèn đỏ kêu tiếng tít kéo dài hoặc cảnh báo đèn P.F

Đây là lỗi do nguyên nhân mất nguồn điện, có thể do mất điện sinh hoạt hoặc do phích nối với nguồn điện bị lỏng. Người sử dụng cần kiểm tra lại nguồn điện.

3. Lỗi đèn vàng nhấp nháy hoặc Low 02

Đây là lỗi cảnh báo nồng độ oxy thấp và có những nguyên nhân sau:

- Thứ nhất: Người dùng vặn núm lưu lượng lên quá mức cho phép của máy. Ví dụ: Máy tạo oxy có công suất cho phép là 3L/phút mà người dùng vặn lên mức 4 hoặc 5 lít. Lúc này cần điều chỉnh viên bi về đúng công suất cho phép của máy.

- Thứ hai: Do đường hít khí vào không đảm bảo: bị bụi bẩn, tắc nghẽn… Nguyên nhân này máy cũng có thể cảnh báo áp suất thấp LO. Lúc này người dùng cần vệ sinh sạch sẽ màng lọc đầu vào và để máy ở nơi thoáng đãng, không bị che chắn bởi các vật khác.

- Thứ ba: Máy đã dùng thời gian dài, cột hạt zeolite đã không còn đảm bảo để cho ra nồng độ oxy tốt nữa. Trường hợp này người dùng cần phải thay cột hạt mới hoặc thay máy mới.

 

Hệ thống đèn cảnh báo trên máy tạo Oxy

4. Cảnh báo áp suất cao HP, áp suất thấp LP

HP - High Pressure là lỗi áp suất cao, máy tạo ra khí oxy nhưng đầu ra không đảm bảo, dẫn đến khí không thoát ra ngoài được (thường bị tắc). Lúc này người dùng cần kiểm tra đảm bảo đường khí được thông thoáng.
LP-Low Pressure đây là lỗi áp suất thấp như đã nói ở trên. Người dùng cần vệ sinh cửa hút khí vào.

5. Lỗi đang chạy tự ngắt

Đây là lỗi khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, nó lại đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và lỗi này thường người dùng sẽ khó có thể tự khắc phục được mà cần phải thao tác hoặc sửa chữa bên trong máy. Một số nguyên nhân thường gặp như sau:

- Đầu tiên, ống dẫn khí bên trong bị hỏng, dẫn đến hở khí và máy sẽ tự động ngắt động cơ sau vài phút hoạt động. 
→ Cách xử lý: thay ống khí

- Thứ hai là do mạch báo động điều khiển hoạt động của máy khi phát hiện các sự kiện bất thường như hàm lượng ẩm cao.
→ Cách xử lý: tháo máy và vệ sinh bên trong.

- Thứ ba là bị hỏng cột hạt 
→ Cách xử lý: thay mới

Ngoài ra, để biết cách xử lý triệt để tình huống máy trợ thở hoạt động không bình thường, bạn nên hiểu rõ nguyên lý hoạt động của loại máy này. Vì vậy, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Nguyên lý hoạt động của máy trợ thở

III. Cách sử dụng máy tạo oxy để có thể có tuổi thọ cao không hay bị lỗi

Cách sử dụng máy tạo oxy để có thể có tuổi thọ cao không hay bị lỗi

- Bước 1: Chọn mua máy tạo oxy đạt chuẩn y tế

Đây là bước quan trọng nhất và quyết định gần như toàn bộ đến tuổi thọ của máy và mọi vấn đề sau này. Bạn nên chọn thương hiệu máy uy tín nên chọn những máy có cân nặng tốt để đảm bảo hoạt động ổn định không hay bị lỗi vặt.

- Bước 2: Khi sử dụng máy không nên để sát tường mà nên để ở nơi thông thoáng. Trong trường hợp bệnh nhân cần sử dụng máy liên tục thì nên cho máy nghỉ ít nhất 30 phút/ngày.

- Bước 3: Thường xuyên vệ sinh định kỳ màng lọc bụi, cốc làm ẩm để tránh việc tắc nghẽn khí đầu vào và đầu ra.

Máy tạo oxy hoạt động trên nguyên lý nén khí và xả khí nên máy sẽ hút không khí vào, sau đó nén lại cùng với thực hiện quá trình tách oxy, xả nitơ và các khí khác ra ngoài. Vì vậy, khi hoạt động, ngoài tiếng động cơ chạy thì còn có tiếng bụp, xòe liên tục theo chu kỳ. Đây là hoạt động bình thường của máy, cho nên người dùng hoàn toàn yên tâm khi máy có những tiếng kêu như vậy.

 

Các lỗi thường gặp của máy tạo oxy và cách xử lý trên là tổng hợp kinh nghiệm của Thiết Bị Y Tế Việt Hà trong suốt quá trình hỗ trợ khách hàng. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp được nhiều thông tin bổ ích cho các bạn. Nếu bạn có bất kỳ đóng góp nào thì đừng ngần ngại bình luận ở phía bên dưới bài viết để chúng tôi hoàn thiện hơn nhé.


 

Thảo luận về chủ đề này
https://viha.vn
Gọi điện
https://viha.vn
Nhắn tin
Danh mục
https://viha.vn
Chỉ đường
Danh sách so sánh

Giỏ hàng