Bạn đã xem
Nguyên lý hoạt động của máy trợ thở
Máy trợ thở là một thiết bị y tế dễ sử dụng và quan trọng, dùng để chữa chứng khó thở, những người bệnh về hô hấp - nhất là người lớn tuổi. Dù máy thông dụng và có nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng hiểu và sử dụng máy trợ thở đúng cách. Vậy, bài viết dưới đây Việt Hà sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về máy trợ thở cũng như nguyên lý hoạt động của máy trợ thở để bạn có thể sử dụng máy một cách hiệu quả và hạn chế các trường hợp không may xảy ra.
I. Máy trợ thở là gì ?
Máy trợ thở hay còn gọi là máy giúp thở là thiết bị y tế hỗ trợ tạo ra một dòng khí, với áp lực vừa đủ đưa thể tích khí oxy ra và vào phổi người bệnh nhân, giúp điều trị bệnh về hô hấp, nhất là những người mắc bệnh ngưng thở khi ngủ hoặc thở không hiệu quả.
Máy trợ thở được chỉ định dùng cho những người bị hội chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ nặng, bị khó thở, bị các vấn đề hô hấp và cả những em nhỏ có hệ hô hấp không hoàn thiện như suy hô hấp, thiếu sản phế quản phổi.
Hình ảnh máy trợ thở Hypnus ST730W
II. Lợi ích khi sử dụng máy thở
- Vì có sự trợ giúp của máy trợ thở nên hệ thống hô hấp của người bệnh có thời gian được nghỉ ngơi
- Toàn bộ cơ thể người bệnh có thời gian phục hồi
- Giúp người bệnh có lượng oxy tinh khiết và dễ thở hơn
- Có thể cấp cứu kịp thời khi bạn hoay người thân khó thở hoặc không thở được
- Tiết kiệm chi phí và thời gian đi thăm khám bệnh
Hình ảnh máy trợ thở Philips Cpap Auto Remstar 1 chiều
III. Nguyên lý hoạt động của máy trợ thở
1. Cấu tạo của máy trợ thở:
Máy trợ thở gồm có 3 phần chính: ống dẫn khí, mặt nạ, thân máy chính.
Có 3 chế độ hoạt động của máy trợ thở:
- Chế độ kiểm soát : Chế độ này kiểm soát toàn bộ hô hấp của người bệnh, dùng cho những người không thở được hoặc thở rất yếu. Thường thì phải cài đặt các thông số theo chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Chế độ hỗ trợ: Với những người tự thở được nhưng không mạnh, máy sẽ đẩy một thể tích khí vào phổi của bệnh nhân. Các thông số ở máy thì tùy vào người bệnh có thể tự điều chỉnh. Để tránh trường hợp bị ngưng thở đột ngột, thì vẫn nên cài chế độ tần số trên máy thở như chế độ kiểm soát.
- Chế độ thở đồng bộ ngắt bắt buộc: Chế độ này dùng cho những bệnh nhân có thể tự thở xen kẻ chế độ kiểm soát và chế độ hỗ trợ.
Hình ảnh máy trợ thở ResMed AirSense 10 AutoSet
2. Nguyên lý hoạt động của máy trợ thở:
- Nguyên lý hoạt động của máy trợ thở làm việc vào nguyên tắc tạo ra một luồng không khí đưa vào phổi bệnh nhân để giữ cho đường hô hấp luôn mở trong khi ngủ. Các dòng không khí được đẩy qua một ống thông, một mặt nạ rồi vào mặt sau của cổ họng.
- Máy trợ thở chữa bệnh ngưng thở khi ngủ bằng cách cho bệnh nhân đeo mặt nạ khi ngủ nhằm giảm đi lượng CO2 trong máu.
Hình ảnh mô tả nguyên lý hoạt động của máy trợ thở
IV. Lưu ý khi sử dụng máy trợ thở
- Phải tham khảo ý kiến và hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng, không được tùy tiện sử dụng.
- Máy trợ thở không dùng với mục đích giúp người bệnh thở một cách “thụ động hoàn toàn” bằng máy mà chỉ sử dụng để cải thiện sự thở, duy trì sự sống, giải quyết cấp bách tình trạng khó thở cho người bệnh.
Vậy là sau bài viết trên các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về máy trợ thở và nguyên lý hoạt động của máy trợ thở rồi nhỉ? Hi vọng thông tin mà Y tế Việt Hà đã cung cấp sẽ giúp ích cho bạn và gia đình có được sức khỏe tốt hơn.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về máy trợ thở hay cần tư vấn về sức khỏe thì hãy liên hệ Việt Hà để được hỗ trợ nhanh nhất nha.