Tư vấn hỗ trợ

Hà Nội - 0919739333

Bài viết xem nhiều

Bạn đã xem

Hướng dẫn sử dụng cách đeo ống nghe y tế

Thiết bị y tế Việt Hà | 13/03/2023

Ống nghe y tế giúp đỡ bạn rất nhiều trong quá trình khám chữa bệnh bởi khả năng khuếch đại các âm thanh không nghe rõ được của cơ thể, từ đó tìm ra những triệu chứng bất thường và những biểu hiện của bệnh tật. Tuy nhiên, muốn phát huy hết những tác dụng trên, bạn cần phải nắm vững cách đeo ống nghe y tế trước tiên. Đây cũng chính là điều mà Thiết bị y tế Việt Hà mong muốn chia sẻ với bạn qua bài viết này.

I. Giới thiệu tổng quan về ống nghe y tế 

Ống nghe là dụng cụ y tế chuyên dùng để thính chẩn bệnh nhân hay nghe những âm thanh bên trong của động vật hoặc cơ thể con người. 

Cấu tạo ống nghe chi tiết bao gồm các phần sau đây: 
- Nút tai: Nút tai là bộ phận gắn trực tiếp vào tai người nghe. Những âm thanh truyền đến sẽ ra ngoài thông qua nút tai. Kích thước nút tai nhỏ vừa, mềm. Nên khi đeo vào, người dùng không có cảm giác khó chịu hay đau tai.
- Quai nghe: Quai là bộ phận liên kết nút tai đến ống nghe. Bộ phận này được làm bằng inox dẻo không gỉ. 
- Lò xo: Lò xo có tác dụng kết nối khăng khít giữa quai nghe và ống nghe, tạo ra chống lực đàn hồi cho thiết bị này.
- Ống nghe (hay còn được gọi là dây nghe): Chức năng của bộ phận này là truyền dẫn âm thanh từ mặt nghe đến cho người nghe. Ống nghe là một bộ phận khá quan trọng trong cấu tạo ống nghe y tế. Nó được làm bằng dây kim loại. Được bao bọc bởi lớp ngoài chắc chắn.
- Chum nghe và chuông nghe: Tác dụng của chum nghe được điều chỉnh tần số âm thanh cao phù hợp. Người sử dụng chỉ cần nhấn nhẹ vào phần chum nghe. Phát âm ra sẽ được điều chỉnh lên tần số cao. Bên cạnh đó, chuông nghe thì ngược lại, điều chỉnh tần số thấp hoặc trung bình. Người nghe tiếp xúc với khu vực muốn nghe là đủ.
- Màng nghe: Bộ phận này cho phép bạn nghe được nhiều âm thanh khác nhau. Chỉ cần bạn điều chỉnh áp lực ở mặt nghe là được.
- Vòng chống lạnh: Vòng này đơn giản chỉ là vòng chống lạnh tai khi tiếp xúc.

cấu tạo của ống nghe y tế

II. Hướng dẫn cách đeo ống nghe đúng cách

cách đeo ống nghe y tế

 

Việc sử dụng ống nghe y tế đúng cách là điều vô cùng quan trọng để bảo đảm độ bền của ống nghe cũng như tính chính xác khi chuẩn đoán bệnh cho bệnh nhân. Để đeo ống nghe đúng cách, bạn cần lưu ý một số điều sau:

1. Chọn ống nghe phù hợp

Trước khi tìm hiểu về cách đeo ống nghe, bạn cần chọn được ống nghe phù hợp. Chọn ống nghe là một công việc không hề đơn giản, nhưng có thể đem lại những hiệu quả rất bất ngờ. Một chiếc ống nghe tốt sẽ mang đến cho người dùng cảm giác tin cậy, an toàn và thoải mái khi sử dụng. Ngoài ra, màu sắc và hình dáng của thiết bị cũng ảnh hưởng tích cực đến tâm lý của bệnh nhân và người chữa bệnh, giúp quyết định kết quả của việc thính chẩn.
Khi lựa chọn ống nghe, cần chú ý 2 vấn đề quan trọng sau:
- Loại mặt nghe: ống nghe y tế hiện nay có rất nhiều loại tai nghe khác nhau, như ống nghe 1 mặt, ống nghe 2 mặt (1 màng nghe + 1 chuông nghe) và ống nghe 2 màng nghe (1 người lớn + 1 trẻ em). Mỗi loại này sẽ có các thế mạnh và ứng dụng khác nhau để phục vụ nhu cầu của ngành y tế trong hầu hết mọi lĩnh vực.
- Kích thước mặt nghe: mặt nghe có kích thước to thường sẽ sử dụng với người lớn còn mặt nghe cỡ bé hơn chỉ thích hợp khi khám chữa bệnh cho trẻ em. Nếu thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhi thì bạn nên sử dụng những dòng sản phẩm có kích cỡ mặt nghe nhỏ (cho trẻ em) hay những chiếc máy có thiết kế 2 mặt cùng là màng nghe (1 người lớn + 1 trẻ em) .

2. Điều chỉnh quai nghe

Quai nghe là bộ phận tạo nên lực nén cho ống tai khi hoạt động. Nếu lực nén này quá to, tai sẽ dễ dàng bị nhức mỏi khi dùng nó trong thời gian dài. Ngược lại, nếu lực nén này yếu thì khả năng nghe của tai sẽ giảm sút rõ rệt. Do đó, ngay khi bắt đầu thăm khám bệnh nhân, bạn nên điều chỉnh góc độ của quai nghe sao cho vừa vặn và phù hợp nhất với cấu trúc tai của mình.
- Nới rộng quai nghe: dùng tay cầm lấy 2 quai nghe sau đó bẻ dần ra phía trước. Thực hiện lặp đi lặp lại động tác nhiều lần cho đến khi tìm thấy tư thế thích hợp.
- Thu hẹp quai nghe: bắt chéo 2 quai nghe rồi lấy tay bóp sát phần chạc chữ Y. Lặp lại động tác nhiều lần cho đến khi tìm thấy vị trí thích hợp.

3. Thay nút tai phù hợp

Hầu hết các ống nghe hiện nay thường đi kèm một bộ nút tai với những kích cỡ và độ dày khác nhau. Điều này là vì nút tai cũng tác động rất nhiều đến thính giác của người dùng và chất lượng âm thanh của thiết bị. Để đeo ống nghe đúng cách và đảm bảo hiệu quả khi thính nghe, bạn nên chọn lựa bộ nút tai sao cho vừa vặn và thuận tiện nhất đối với chính mình.
Cách thay thế nút tai: nếu ống nghe của bạn muốn thay đổi dây tai thì bạn nên tháo (hoặc vặn) nút tai cũ ra khỏi quai đeo và sau đó đưa (hoặc vặn) nút tai mới vào lại đúng vị trí. Đừng quên cất kỹ những nút tai đã được thay đổi nhằm hạn chế việc thất lạc khi cần dùng lại trong tương lai.

4. Cách đeo ống nghe đúng cách

Trước khi sử dụng ống nghe, phải chắc chắn rằng quai nghe và dây tai đang hướng về phía trước, sau đó mới đưa nút tai vào trong tai. Tư thế này không chỉ mang đến sự thoải mái nhất cho người dùng mà còn đảm bảo ống tai được giữ chặt và ngăn chặn các âm thanh lọt qua từ bên ngoài.

cách đeo ống nghe y tế

III. Hướng dẫn sử dụng ống nghe y tế trong từng trường hợp cụ thể

1. Cách dùng ống nghe y tế trong thăm khám tim

Khi thính chẩn ở tim, tối thiểu bạn phải cảm nhận được tiếng động ở 4 vị trí cơ bản nhất. Bạn cần sử dụng cả tai nghe, chuông nghe và màng nghe đa tần số để theo dõi được đầy đủ những sóng âm thanh khác nhau:

- Bờ phải tim (khu vực động mạch chủ): khoang liên sườn thứ hai nằm sâu trong xương ức. Bạn có thể nghe rõ nhất âm thanh ở van động mạch chủ tại vị trí này. 
- Bờ trái tim (khu vực phổi): khoang liên sườn thứ hai bên trái xương ức. 
- Bờ xương ức dưới bên trái (LLSB) (khu vực van ba lá): khoang liên sườn thứ tư bên trái xương ức. Bạn sẽ nghe rõ nhất âm thanh giữa van ba lá và tiếng tim phải trong khu vực này.
- Mỏm tim (Khu vực van hai lá): khoang liên sườn thứ năm trên đường trung đòn. Nghe âm thanh giữa van hai lá và tiếng tim trái trong khu vực này là rõ nhất.

hướng dẫn cách đeo ống nghe y tế

→ Để hiểu hơn về nhịp tim thể hiện trình trạng sức khỏe như thế nào, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Chỉ số nồng độ oxy trong máu và nhịp tim nói lên điều gì về sức khỏe của bạn?

2. Cách dùng ống nghe y tế trong thăm khám bụng

Nghe âm bụng là một trong các bước cơ bản của quy trình kiểm tra bụng tổng quát, bao gồm xem, nghe, gõ và sờ. Âm thanh ở bụng sẽ giúp bạn biết rõ tình trạng nhu động ruột và các vấn đề về mạch máu ở vùng này.
Để thính chẩn vùng bụng, bạn sử dụng màng nghe tác động trực tiếp lên phần bụng của bệnh nhân. Khu vực nghe là vùng xung quanh rốn. Âm thanh của nhu động ruột thường sẽ giống với tiếng gầm gù hay tiếng càu nhàu, là tín hiệu cho biết hệ tiêu hoá của bạn đã hoàn toàn khoẻ mạnh và đang làm việc tốt.
Giảm nhu động ruột thường là triệu chứng của tắc nghẽn hay táo bón. Ngược lại, tăng nhu động dạ dày thường là triệu chứng của rối loạn tiêu hoá hoặc dị ứng thực phẩm.

3. Cách dùng ống nghe y tế để đo huyết áp

- Bước 1: Dán vòng bịt xung quanh cánh tay của người bệnh và ở phần phía trên khuỷu tay. Vòng bịt cần phải vừa khít, không quá chặt hoặc quá lỏng.
- Bước 2: Đặt màng nghe luồn phía dưới vòng bịt và đè lên trên động mạch cánh tay.
- Bước 3: Bơm vòng bịt cho đến khi bạn không còn cảm nhận thấy tiếng mạch đập và tiếp đó bơm lại khoảng 20 – 30 mmHg.
- Bước 4: Xả hơi ra khỏi vòng bịt đồng thời quan sát và tập trung vào đồng hồ đo huyết áp. Nhịp tim rõ ràng nhất mà bạn nhìn được sẽ báo hiệu huyết áp tâm thu của người bệnh và số đo trên đồng hồ khi nhịp đập ngừng đột ngột sẽ tương ứng với huyết áp tâm trương.

4. Cách dùng ống nghe y tế trong thăm khám phổi

Nghe âm thanh của phổi sẽ giúp bạn biết được nhịp, nhịp điệu và chất lượng của hơi thở, các vật cản trong đường thở cũng như những tiếng cọ báo hiệu viêm màng phổi.
Điều quan trọng nhất của thính chẩn phổi là sự phối hợp giữa giai đoạn chuẩn bị và quá trình chẩn bệnh nhân. Việc này sẽ cho phép đánh giá tình trạng phổi chính xác hơn và có khả năng nhận biết những sự thay đổi khó hiểu của hơi thở.
- Bắt đầu lắng nghe từ phía trên lồng ngực vì nhu mô phổi sẽ di chuyển đến vị trí này.
- Luôn luôn lắng nghe bên trái và bên phải ở cùng một mức trước khi di chuyển đến vị trí thấp hơn nữa. Bằng cách này, bạn sẽ so sánh được giữa 2 bên phổi, do đó những bất thường sẽ trở nên rõ rệt hơn.
- Khi nghe ở sau lưng, bạn nên chỉ dẫn bệnh nhân hơi thẳng người về phía trước để thể hiện rõ ràng vùng tam giác thính chẩn.

 

cách sử dụng ống nghe y tế

IV. Cách vệ sinh ống nghe y tế

Để tuổi thọ ống nghe kéo dài, ngoài việc dùng đúng cách thì việc vệ sinh ống nghe định kỳ và đúng phương pháp cũng rất quan trọng. Khi vệ sinh hãy nhẹ nhàng tháo rời tai nghe ra rồi dùng cồn của thương hiệu uy tín để vệ sinh. Lưu ý là bạn không nên ngâm tai nghe với bất cứ chất lạ không rõ nguồn gốc.

Về phần bảo quản ống nghe thì bạn không nên đặt nó ở nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, nên để ở chỗ râm mát và tuyệt đối không dùng ống nghe dính nhiều dầu mỡ sẽ dễ làm mất độ chính xác của âm thanh.

 

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã biết rõ thêm về cách đeo ống nghe y tế để thính chẩn hiệu quả khi khám chữa bệnh. Nếu bạn có nhu cầu mua thiết bị này hoặc các loại máy y tế để phục vụ cho việc khám chữa bệnh thì hãy liên hệ với Thiết bị y tế Việt Hà qua số hotline 0919739333 hoặc 0834362888 để được tư vấn sản phẩm phù hợp nhé.

 

 

Thảo luận về chủ đề này
https://viha.vn
Gọi điện
https://viha.vn
Nhắn tin
Danh mục
https://viha.vn
Chỉ đường
Danh sách so sánh

Giỏ hàng

icon icon icon icon