Hotline

0919 739 333

Bài viết xem nhiều

Bạn đã xem

Có Nên Dùng Máy Trợ Thở Để Điều Trị Chứng Ngưng Thở Khi Ngủ?

Thu Hà | 14/11/2024

Chứng ngưng thở khi ngủ hiện nay là căn bệnh rất phổ biến. Trong số các giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh, chúng ta có nên dùng máy trợ thở để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cụ thể nhất.

Chứng ngưng thở khi ngủ loại nào là phổ biến nhất?

Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, thường được chia thành 3 loại:

  • Hội chứng ngưng thở tắc nghẽn
  • Hội chứng ngưng thở trung ương
  • Hội chứng ngưng thở hỗn hợp

Trong đó, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là phổ biến nhất.

Ngưng thở tắc nghẽn/giảm thở là do tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần đường thở trong khi ngủ. Ngưng thở trung ương xảy ra do não gặp vấn đề trong việc tạo ra các tín hiệu liên quan đến hơi thở hoặc các tín hiệu thở đã được tạo ra nhưng không thể truyền chính xác đến các cơ chịu trách nhiệm thở. Ngưng thở hỗn hợp có đặc điểm của cả chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và ngưng thở khi ngủ trung ương.

Cách chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ

Việc chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể đánh giá dựa trên các triệu chứng và lịch sử giấc ngủ của bạn. Bạn nên nhờ người thân hỗ trợ xác minh tình trạng giấc ngủ của bạn và đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế điều trị rối loạn giấc ngủ.

Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đánh giá tình trạng bệnh để đưa ra quyết định liệu có nên dùng máy trợ thở để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ. Quy trình khám bệnh thường sẽ theo dõi nhịp thở và các chức năng khác của cơ thể trong khi ngủ qua đêm tại bệnh viện. Hoặc có thể kiểm tra giấc ngủ tại nhà. Một số xét nghiệm để phát hiện chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:

Đo đa giấc ngủ về đêm EEG. Đối với nghiên cứu này, bạn sẽ được kết nối với một thiết bị theo dõi hoạt động của tim, phổi và não, kiểu thở, chuyển động của tay và chân cũng như nồng độ oxy trong máu khi bạn ngủ.

Đo đa ký giấc ngủ

Kiểm tra giấc ngủ tại nhà. Bác sĩ thường chỉ định một bài kiểm tra đơn giản để chẩn đoán chứng ngưng thở khi ngủ tại nhà của bạn. Những xét nghiệm này thường đo nhịp tim, nồng độ oxy trong máu, luồng không khí và kiểu thở. Trường hợp bạn nghi ngờ mình mắc chứng ngưng thở khi ngủ trung ương, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp đo đa ký giấc ngủ tại bệnh viện để làm rõ tình trạng bệnh thay cho việc kiểm tra giấc ngủ tại nhà. Nếu kết quả bất thường, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị mà không cần xét nghiệm thêm. (*) Lưu ý: Các thiết bị theo dõi di động đôi khi không phát hiện được chứng ngưng thở khi ngủ. Do đó, kể cả khi kết quả xét nghiệm lần đầu của bạn nằm trong phạm vi tiêu chuẩn về giấc ngủ, bác sĩ vẫn có thể đề xuất phương pháp đo đa giấc ngủ.

Trường hợp bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến chuyên khoa tai mũi họng để loại trừ tình trạng tắc nghẽn ở mũi hoặc cổ họng. Mặt khác, để xác định nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ trung ương, có thể cần phải có sự đánh giá của bác sĩ khoa tim mạch hoặc bác sĩ khoa thần kinh.

Triệu chứng thường gặp của chứng ngưng thở khi ngủ

Để xác định có nên dùng máy trợ thở để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ, cần tìm hiểu thêm triệu chứng lâm sàng thường gặp của chứng ngưng thở khi ngủ. Bao gồm:

  • Ban ngày: Mệt mỏi mãn tính, thiếu năng lượng, đau đầu, buồn ngủ, khó tập trung, ù tai
  • Ban đêm: mất ngủ hoặc ngủ nông, mơ màng, ngáy bất thường, gián đoạn giấc ngủ, đi tiểu thường xuyên, ngủ không đủ giấc

Tất cả những dâú hiệu trên đều có thể liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ và cần được bác sĩ tai mũi họng chẩn đoán và điều trị thêm.

Ngủ ngáy bất thường, ngáy to 

Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có nên dùng máy trợ thở?

Khi không được điều trị, chứng ngưng thở khi ngủ không chỉ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe mà thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Nếu bạn bị ngưng thở khi ngủ, bạn sẽ được bác sĩ khuyên dùng máy trợ thở hay máy thở oxy để giúp điều chỉnh lượng oxy phù hợp và đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Thiếu oxy có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và làm tinh thần không còn tỉnh táo vào ban ngày.

Nói một cách đơn giản, nguyên tắc điều trị của máy trợ thở khi ngủ là bơm không khí vào đường thở thông qua một ống nối với mặt nạ che mũi hoặc miệng, để đường thở vẫn mở vào ban đêm và duy trì nhịp thở bình thường. Tác dụng của máy trợ thở đáp ứng tốt nhiệm vụ “thông tắc” đường thở, giúp quá trình hô hấp được dễ dàng và hấp thụ oxy trong không khí đều đặn. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc có nên dùng máy trợ thở để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ đó là: Việc sử dụng máy trợ thở rất cần thiết đối với các bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ hoặc thường xuyên ngủ ngáy.

Đối với những trường hợp ngưng thở khi ngủ ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ khuyên bạn thay đổi lối sống, chẳng hạn như giảm cân hoặc bỏ hút thuốc, hoặc điều chỉnh tư thế ngủ. Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng, bác sĩ sẽ đề nghị bạn điều trị dứt điểm căn bệnh này để mũi của bạn được thông thoáng, đảm bảo hít thở thuận lợi.

Các loại máy trợ thở hỗ trợ điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Khi đã giải đáp được vấn đề có nên dùng máy trợ thở để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ, bạn cũng nên tham khảo các loại máy trợ thở thông dụng.

Hiện nay, việc sử dụng máy trợ thở để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ rất được ưa chuộng. Theo đó, có ba loại máy thở oxy khi ngủ thường dùng để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ: CPAP, APAP và auto-BiPAP, gọi chung là Áp lực đường thở dương (PAP).

Máy trợ thở CPAP

Máy trợ thở CPAP, hay máy áp lực đường thở dương liên tục, một số người còn gọi là máy điều trị ngưng thở khi ngủ một cấp độ. Trong số các phương pháp điều trị PAP, máy CPAP được sử dụng phổ biến nhất.

Trước khi bắt đầu dùng máy thở oxy CPAP, bạn có thể điều chỉnh áp suất nếu cần. Trong quá trình sử dụng CPAP, áp suất không đổi. Nghĩa là khi bạn hít vào và thở ra, áp suất do máy cung cấp không thay đổi.

Máy CPAP có thể được sử dụng cho tất cả các trường hợp ngưng thở khi ngủ và đặc biệt hiệu quả trong điều trị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn từ trung bình đến nặng. Ngoài người lớn, máy trợ thở CPAP còn có thể được sử dụng để điều trị cho thanh thiếu niên và trẻ em, thậm chí cả trẻ sơ sinh. Một số người cho rằng với những trẻ sơ sinh khi phổi chưa phát triển toàn diện hoặc hoạt động không tốt thì cũng có thể điều trị bằng CPAP.

Bạn nên tham khảo một số dòng máu CPAP được bác sĩ khuyên dùng như: Máy Trợ Thở Ventmed VM6 Auto CPAP, Máy Trợ Thở VentMed DF 20A Auto CPAP, Máy trợ thở Auto CPAP Owgels OGH 520A, ...    

Mặc dù máy trợ thở CPAP có nhiều ưu điểm nhưng một số người có thể cảm thấy khó chịu khi sử dụng. Lúc này, họ cần giảm áp lực hoặc chuyển sang các phương pháp điều trị PAP khác.

Máy trợ thở APAP

Máy trợ thở APAP (còn gọi là áp lực đường thở dương tự động), nghĩa là máy thông khí áp lực đường thở dương tự động. Đúng như tên gọi, tính năng quan trọng nhất của máy trợ thở APAP là khả năng tự động điều chỉnh áp suất khi cần thiết. APAP điều chỉnh áp suất trong khoảng cột nước 4 -20 cm. Máy APAP rất linh hoạt và có thể tự động giúp bạn tìm ra phạm vi áp suất lý tưởng.

Trong một số trường hợp cụ thể, việc sử dụng máy thở oxy APAP có thể phát huy hết ưu điểm của nó. Ví dụ, APAP được sử dụng tốt nhất ở tư thế nằm sấp, sau khi dùng thuốc an thần-thuốc ngủ có thể làm tăng độ sâu của giấc ngủ và sau khi uống rượu (khi các cơ và các mô mềm khác của đường hô hấp được thư giãn hơn do tác dụng của rượu). Bởi vì trong những tình huống này, cần phải thêm một số áp suất bổ sung dựa trên áp suất ban đầu. Sản phẩm bạn có thể tham khảo là Máy trợ thở Resmed Airstart 10 APAP (Auto cpap)

Máy thở oxy tự động BiPAP

Auto-BiPAP, tên đầy đủ là máy thở áp lực dương hai cấp độ tự động hay còn gọi là máy thông khí áp lực dương hai cấp độ tự động và máy trợ thở khi ngủ hai cấp độ tự động. Nguyên lý hoạt động cơ bản của auto-BiPAP tương tự như CPAP và APAP. Cả hai đều bơm không khí từ bên ngoài vào cơ thể thông qua ống mềm và mặt nạ để có tác dụng điều trị, nhưng máy trợ thở auto BiPAP có những tính năng độc đáo riêng.

Không giống như máy trợ thở CPAP và APAP, auto-BiPAP hoạt động với hai áp suất. Khi bệnh nhân hít vào, máy sẽ cung cấp áp lực đường thở dương thì thở vào (IPAP); khi bệnh nhân thở ra, máy sẽ cung cấp áp lực đường thở dương thì thở ra (EPAP). Áp suất của EPAP thấp hơn IPAP.

Máy auto-BiPAP cung cấp áp suất cao hơn, cột nước lên tới 25 hoặc 30 cm. Ở phạm vi áp suất thấp đến trung bình, tác dụng điều trị của CPAP, APAP và auto-BiPAP là tương tự nhau. Nếu áp lực của máy trợ thở CPAP hoặc APAP đã đạt mức trung bình trở lên mà hiệu quả điều trị vẫn chưa đạt yêu cầu, bạn nên cân nhắc chuyển sang máy trợ thở BiPAP. Tại thời điểm này, hiệu quả điều trị của máy auto-BiPAP tốt hơn so với CPAP và APAP. Ngoài ra, những người dùng nhạy cảm với áp lực cũng có thể dùng thử BiPAP tự động để giải quyết vấn đề ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Điều đáng nói là máy trợ thở BiPAP tự động liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ và BPAP được bệnh nhân COPD sử dụng là những thiết bị khác nhau và các triệu chứng lâm sàng mà chúng giải quyết cũng khác nhau.

Một số model máy trợ thở BiPAP được nhiều người chọn mua gồm có: Máy Trợ Thở Philips BiPAP Auto BiFlex System One, Máy trợ thở Bipap Ventmed DF-30VMáy trợ thở 2 chiều Bipap BMC G3 B30VT, ...

Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ và trả lời cho câu hỏi có nên dùng máy trợ thở để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ hay không. Bài viết lý giải vì sao người mắc chứng ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy nên dùng máy trợ thở. Khi sử dụng phương pháp điều trị PAP hoặc khi chọn mua máy trợ thở loại tốt, bạn phải luôn trao đổi với bác sĩ và chuyên gia về giấc ngủ để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ. Đặc biệt, ưu tiên chọn mua máy thở oxy tại các công ty chuyên cung cấp thiết bị y tế uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên mua máy trợ thở để điều trị chứng ngưng thở ở đâu cho an tâm, hãy tham khảo ngay các sản phẩm của Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Việt Hà. Chúng tôi là nhà phân phối thiết bị y tế chính hãng, nhận được sự đánh giá cao của người tiêu dùng và các bác sĩ chuyên khoa. Do đó, sẽ tham vấn giúp bạn chọn được dòng máy trợ thở phù hợp với chi phí tiết kiệm nhất.

Liên hệ ngay Hotline 0919 739 333 để được hỗ trợ tốt nhất!

1 Thảo luận:
binh-luan

Hải

06/02/2025

Nguyễn Hải 0903427976 gọi tư vấn tôi

Thảo luận về chủ đề này
https://viha.vn
Gọi điện
https://viha.vn
Nhắn tin
Danh mục
https://viha.vn
Chỉ đường
Danh sách so sánh

Giỏ hàng

icon icon