Bạn đã xem
Làm Rõ Chứng Ngủ Ngáy: Ngủ Ngáy Là “Tật” Hay Là “Bệnh”?
"Tối qua em nghe thấy anh ngáy. Anh ngủ ngon quá!". Trong cuộc sống, chúng ta không ít lần nghe thấy những cuộc trò chuyện như vậy. Nhiều người cho rằng ngáy có nghĩa là ngủ ngon, là người sung sướng chẳng lo chẳng nghĩ nên mới ngủ say sưa đến mức phát ra tiếng ngáy, hoặc người có tật ngủ ngáy. Đặc biệt khi ngáy to, họ cho rằng người này đang ngủ rất ngon. Vậy, ngủ ngáy có phải là ngủ ngon và ngủ ngáy là “Tật” hay là “Bệnh”?
Bài viết hôm nay sẽ làm rõ chứng ngủ ngáy để bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng phổ biến này.
Ngáy là một căn bệnh cần phải chữa trị!
Trên thực tế, ngáy không đồng nghĩa với việc ngủ ngon, cũng không phải là “tật ngủ ngáy”! Đây là căn bệnh đang rất thịnh hành hiện nay và xuất hiện ở hầu hết mọi đối tượng, giới tính.
Chứng ngủ ngáy trở nặng kéo dài là một căn bệnh gọi là hội chứng ngưng thở khi ngủ, đề cập đến kiểu thở phát ra tiếng ngáy to, thở khò khè ngắn và ngưng thở kéo dài hơn 10 giây xảy ra xen kẽ, tức là luồng khí qua miệng và mũi dừng lại nhưng ngực và bụng vẫn tiếp tục thở. Tình trạng ngưng thở kéo dài hàng chục giây cũng rất phổ biến.
Triệu chứng ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến giảm lượng oxy trong máu. Nếu ngáy suốt đêm, bạn sẽ hấp thụ ít oxy hơn bình thường, thiếu oxy sẽ ảnh hưởng đến chức năng não. Vì vậy, những người ngáy lâu ngày có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, một số có thể bị đau đầu vào buổi sáng, tính khí thất thường,... Trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra bệnh cao huyết áp, bệnh mạch máu não, thậm chí có thể đột tử vào ban đêm.
Những người ngáy lâu ngày thường gặp các triệu chứng như thiếu năng lượng trong ngày, mệt mỏi, đau đầu vào buổi sáng, uể oải, giảm tập trung, thiếu tỉnh táo, trầm cảm, lo lắng, khó chịu, khô miệng và huyết áp cao... Nếu ngáy kèm theo việc ngưng thở, buồn ngủ ban ngày hoặc thở dài trong khi ngủ thì cần hết sức chú ý.
Tỷ lệ người ngủ ngáy tương đối cao ở những người béo phì. Trong số đó, tỷ lệ nam béo phì ngủ ngáy là 52,2% và tỷ lệ nữ béo phì ngủ ngáy là 34,2%. Hơn nữa, cứ tăng 1kg/㎡ chỉ số khối cơ thể, nguy cơ mắc chứng ngáy theo thói quen tăng 19%; cứ tăng chu vi vòng eo 1cm, nguy cơ mắc chứng ngáy theo thói quen tăng 6%. Nói cách khác, người càng béo thì khả năng ngáy càng cao.
Mức độ nguy hiểm của căn bệnh ngáy khi ngủ
Tăng lipid máu
Ngáy có thể gây ra sự kích thích thiếu oxy ngắt quãng mãn tính, có thể dẫn đến kháng insulin, tăng quá trình tạo glucose, ... và tăng tổng hợp chất béo trung tính. Nghiên cứu cho thấy trong số những người từ 35 đến 59 tuổi, họ càng ngáy nhiều và to thì mức độ chất béo trung tính càng tăng khiến tăng lipid máu.
Bệnh tiểu đường
Nghiên cứu cho thấy ngáy có thể dễ dàng dẫn đến bệnh tiểu đường. Những người ngáy và béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 14%. Với những người không ngáy hoặc ngáy ít thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là 12%.
Huyết áp cao
Ngáy dễ gây ra bệnh cao huyết áp, cụ thể là có một loại tăng huyết áp thứ phát do ngáy. Có thể làm giảm huyết áp bằng cách cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ.
Gan nhiễm mỡ
Thói quen ngáy cũng có thể được dùng để dự đoán bệnh gan nhiễm mỡ không do uống rượu bia. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ngáy ít nhất ba lần một tuần có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cao hơn 29% đến 72% so với những người không ngáy.
Nhồi máu cơ tim
Khi ngáy trầm trọng, hơi thở bị ngừng lại nhiều lần, dẫn đến hàm lượng oxy trong máu giảm đáng kể, có thể gây thiếu oxy ở các tế bào mô khắp cơ thể. Tình trạng thiếu oxy thường xuyên cũng có thể gây tổn thương thành mạch máu, làm tăng nguy cơ huyết khối và gây nhồi máu cơ tim. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ngáy to mỗi đêm có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn 77% so với những người không ngáy. Những người ngáy nhiều hơn 3 lần/tuần có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp 2,7 lần so với những người không ngáy. Đặc biệt ở nam giới, ngáy có liên quan đến nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn.
Theo các báo cáo liên quan, mỗi ngày trên thế giới có khoảng 3.000 người chết vì các bệnh do ngáy. Khi nhận thấy mình có các triệu chứng nghiêm trọng của chứng ngưng thở khi ngủ hay ngủ ngáy, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Nguyên nhân phổ biến của bệnh ngáy khi ngủ
Có nhiều lý do dẫn đến chứng ngáy. Những người muốn cải thiện tình trạng ngáy khi ngủ trước tiên hãy chú ý xem mình có mắc các bệnh sau hay không:
- Thiếu ngủ hoặc ngủ sai tư thế.
- Gối quá thấp hoặc nệm không vừa vặn.
- Lịch sử gia đình có triệu chứng ngáy di truyền.
- Người già hoặc phụ nữ mang thai.
- Nghẹt mũi hoặc viêm mũi do dị ứng, cảm lạnh hoặc không khí ô nhiễm.
- Béo phì, hút thuốc lâu dài, sử dụng rượu hoặc thuốc an thần dài ngày
- Hoặc nguyên nhân là do sự khác biệt bẩm sinh về cấu trúc vòm họng hoặc chu vi cổ dày hơn.
Mối liên hệ giữa chứng ngủ ngáy và chứng ngưng thở khi ngủ là gì?
Chứng ngưng thở khi ngủ hay còn gọi là “ngưng thở” khiến đường hô hấp trên của bệnh nhân bị tắc nghẽn định kỳ trong khi ngủ, khiến nhịp thở bị ngắt quãng, dẫn đến tình trạng thiếu oxy máu từng đợt. Sau khi ngưng thở khi ngủ, bệnh nhân sẽ đột ngột bị nghẹt thở hoặc hít vào gây ngáy hoặc khó thở rõ rệt. Trong trường hợp nghiêm trọng, đường thở bị tắc nghẽn hoàn toàn và có thể xảy ra tình trạng ngạt thở khi ngủ, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân.
Nguyên nhân phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra là vì đường hô hấp bị thu hẹp do béo phì hoặc trương lực cơ ở đường hô hấp không đủ. Trên lâm sàng, một số bệnh nhân bị ngưng thở do các tuyến bị xẹp quá mức, dẫn đến đường thở bị thu hẹp.
Chứng ngưng thở khi ngủ hơi khác so với chứng ngáy thông thường. Để xác định bạn có bị ngưng thở hay không, bạn cần tự mình quan sát hoặc nhờ người thân kiểm định xem bạn có những triệu chứng sau hay không:
- Ngáy to, rất to; ngáy không đều, ngắt quãng; thức giấc do nín thở hoặc thở khò khè.
- Ban ngày mệt mỏi, buồn ngủ, thậm chí một số bệnh nhân nặng có thể ngủ gật khi họp, trò chuyện hoặc lái xe.
- Đau đầu, nhức đầu buổi sáng do thiếu oxy.
- Thay đổi tính cách và các biến chứng toàn thân khác; bao gồm tính khí thất thường, trí nhớ giảm sút, rối loạn chức năng tình dục. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây ra bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, tiểu đường và bệnh mạch máu não.
Nếu có những triệu chứng trên, bạn cần đến bệnh viện để điều trị và theo dõi nhịp thở, giấc ngủ để xác định thêm liệu đó có phải là chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hay không.
Cách để cải thiện tình trạng ngáy mỗi ngày
Nếu muốn hết ngáy, bạn phải bắt đầu từ thói quen hàng ngày của mình. Mọi người có thể tham khảo những phương pháp giải quyết chứng ngáy như sau:
- Cải thiện tư thế ngủ và ưu tiên năm ngủ nghiêng sang một bên
- Bỏ thuốc lá và bỏ uống rượu, bia, các chất kích thích...
- Giảm sử dụng thuốc ngủ hoặc thuốc an thần lâu dài
- Thực hiện chuyển động lưỡi bằng cách đặt lưỡi vào phía trong vòm miệng. Đồng thời ngậm chặt miệng thực hiện 5 vòng lưỡi theo chiều kim đồng hồ, mỗi vòng kéo dài khoảng 10 giây.
- Nếu nguyên nhân ngủ ngáy là do béo phì, bạn nên giảm cân.
Các phương pháp điều trị ngáy và chứng ngưng thở khi ngủ
Nếu triệu chứng ngáy không thể thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và điều trị. Đặc biệt, với các bệnh nhân ngáy to gây ra nhiều triệu chứng bệnh nghiêm trọng hoặc mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ, bác sĩ chuyên môn có thể đánh giá và đề nghị phẫu thuật điều trị ngáy, bao gồm:
Phẫu thuật đường thở trên
- Cắt amidan hoặc nạo VA
- Cấy ghép vòm miệng
- Tiêm tạo hình mũi
- Dùng sóng cao tần
- Phẫu thuật mũi
Sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng
Với những người mắc bệnh ngáy khi ngủ hoặc chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ không quá nghiêm trọng thì có thể được chỉ đinh dùng dụng cụ bảo vệ miệng. Dụng cụ này hỗ trợ định vị hàm hướng về phía trước nhằm giúp lưỡi không tụt xuống cổ họng, khiến họng bị chặn.
Mặc dù sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng khá thuận tiện nhưng cần phải được bác sĩ tai mũi họng hướng dẫn sử dụng.
Dùng máy trợ thở CPAP
Một phương pháp hỗ trợ điều trị chứng ngủ ngáy tại nhà rất được khuyên dùng vì tính an toàn và tiện lợi đó là dùng máy áp lực đường thở dương liên tục hay còn gọi là máy trợ thở CPAP. Thiết bị này giúp giữ cho đường thở luôn thông thoáng khi ngủ, làm tăng khả năng thở và hấp thụ oxy của người bệnh.
Dùng máy trợ thở CPAP gắn vào mũi, hoặc gắn vào mũi và miệng sẽ tăng lượng không khí đi qua vùng cổ họng. Cách sử dụng may trợ thở này là sẽ thông qua mặt nạ thở để người bạn hít không khí vào.
Hoặc có thể chọn sử dụng thêm máy tạo oxy để tăng cường chất lượng oxy, loại bỏ tạp chất và Ni-tơ, đảm bảo sức khỏe hô hấp cho cả gia đình.
(*) Lưu ý: Chứng ngủ ngáy và chứng ngưng thở khi ngủ cần được điều trị trong thời gian dài. Vì vậy, bạn nên phối hợp với bác sĩ chuyên khoa để theo dõi tình trạng bệnh. Quan trọng hơn, khi lựa chọn mua máy trợ thở CPAP, hãy ưu tiên sử dụng sản phẩm máy trợ thở loại tốt, hoạt động bền bỉ và được phân phối bởi nhà cung cấp uy tín.
Trường hợp bạn đang cần trang bị máy trợ thở chính hãng, bạn có thể tham khảo các sản phẩm của Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Việt Hà. Máy trợ thở CPAP do công ty Việt Hà cung cấp được sử dụng rất phổ biến trong các gia đình có người mắc chứng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ hoặc đang điều trị các căn bệnh về đường hô hấp.
Máy trợ thở hỗ trợ điều trị chứng ngủ ngáy, hội chứng ngưng thở khi ngủ - Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Việt Hà
Nhờ sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa hô hấp tại bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương;... các dòng máy trợ thở của Việt Hà cam kết đảm bảo chất lượng và sự phù hợp tốt nhất cho bệnh nhân mắc chứng ngủ ngáy.
Công ty Việt Hà chuyên nhập khẩu và phân phối máy trợ thở của các nhãn hàng lớn như Máy Trợ Thở Resmed, Máy Trợ Thở BMC, Máy trợ thở Ventmed, ... Nếu muốn sở hữu chiếc máy trợ thở loại tốt, phù hợp với chứng ngủ ngáy, chứng ngưng thở khi ngủ, bạn hãy liên hệ ngay đến Thiết bị y tế Việt Hà để an tâm sử dụng sản phẩm nhé!
Công ty TNHH thiết bị y tế Việt Hà.
- Địa chỉ : Số 11a Ngõ 2 Phương Mai - Đống Đa- Hà Nội.
- Hotline liên hệ : 0834.362.888 - 0919.739.333
- Website : https://viha.vn - thietbiytevietha.com - maytho.com.vn