Tư vấn hỗ trợ

0919739333

Bài viết xem nhiều

Bạn đã xem

Cảnh báo ! Những điều bạn cần phải biết về bệnh tiểu đường.

Thiết bị y tế Việt Hà | 29/06/2021

Để xác định hướng chăm sóc đúng cho người bị bệnh tiểu đường, chúng ta cần hiểu rõ tiểu đường là gì và điều gì đã gây nên bệnh tiểu đường. Hãy cùng Thiết bị y tế Việt Hà tìm hiểu về căn bệnh này và các thông tin hữu ích để người bệnh được chăm sóc tốt nhất và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.
 

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Bệnh tiểu đường là gì

Tại sao bạn bị tiểu đường (đái tháo đường)?

Trong cơ thể, tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết ra hóc-môn insulin - một loại chất giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày cho bạn. Bạn có thể hình dung rõ hơn cách hoạt động của insulin và đường trong cơ thể trong sơ đồ sau:
Vì vậy, khi cơ thể thiếu insulin hoặc insulin không chuyển hóa được đường, đường sẽ bị tồn đọng lại trong máu, đường huyết sẽ tăng cao.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì... là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường1. Nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị bệnh hơn; hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đái tháo đường típ 2 diễn ra ở người thừa cân cao hơn những người bình thường.

 Nguyên nhân dẫn đến bênh tiểu đường

Phân loại bệnh tiểu đường gồm:

   Tiểu đường type 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
•   Tiểu đường type 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin).
•   Tiểu đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó).
Ngoài ra, đái tháo đường do các nguyên nhân khác, như: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.v.v.v.

Triệu chứng bệnh tiểu đường

Các triệu chứng đái tháo đường sau đây là điển hình. Tuy nhiên, một số người đái tháo đường type 2 có các triệu chứng nhẹ nên người bệnh không nhận biết được.
•    Đi tiểu thường xuyên
•    Cảm thấy rất khát
•    Cảm thấy rất đói – ngay cả khi đang ăn
•    Mệt mỏi nhiều
•    Nhìn mờ
•    Chậm lành các vết thương hoặc vết loét:
•    Giảm cân – ngay cả khi đang ăn nhiều hơn (đái tháo đường type 1)
•    Ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay hoặc chân (đái tháo đường type 2)

Biến chứng của bệnh tiểu đường lên sức khỏe con người.

Biến chứng của bênh tiểu đường  khiến hệ thống mạch máu và thần kinh trên khắp cơ thể bị tổn thương. Dần dần, người bệnh có thể gặp các biến chứng trên mắt, tim, thận, thần kinh, bàn chân… gây mù lòa, suy thận, đoạn chi, đột quỵ, thậm chí tử vong. Ngoài ra, những biến chứng trên da, nhiễm trùng, tổn thương hệ tiêu hóa, nướu – răng, hạ đường huyết, hôn mê do nhiễm toan ceton… cũng có thể xảy ra.
 

Biến chứng bàn chân

Biến chứng bàn chân là nguyên nhân chính dẫn đến các ca cắt cụt chi ở người tiểu đường. Tính trên toàn thế giới, cứ 30 giây lại có 1 bệnh nhân bị cắt cụt chân vì biến chứng này.

Điều đáng tiếc, tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm trùng bàn chân phải nhập viện điều trị tại nước ta đang có xu hướng gia tăng. Một phần do người bệnh không phát hiện mình bị biến chứng. Phần đa là do tâm lý chủ quan nghĩ rằng đường huyết ổn định là mãi mãi không bị biến chứng, chưa biết cách chăm sóc bàn chân và ngại đến bệnh viện khám định kỳ.

 Biến chứng mắt 

Biến chứng về mắt  là môt trong những biến chứng của bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề về mắt, một số có thể gây mù nếu không được điều trị như bệnh võng mạc tiểu đường, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần phải kiểm tra mắt thường xuyên (ít nhất mỗi 1-2 năm/ lần). Nếu được chẩn đoán sớm, người bệnh có thể khôi phục phần nào thị lực và tránh khỏi nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.

Biến chứng thần kinh 

Tác động của bệnh tiểu đường đôi với thần kinh có thể nghiêm trọng vì các dây thần kinh liên quan đến rất nhiều chức năng cơ thể của chúng ta, từ vận động và tiêu hóa đến tình dục và sinh sản. Trên thực tế, 60% đến 70% những người mắc bệnh tiểu đường sẽ mắc phải một số loại tổn thương thần kinh. 
Sự hiện diện của tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh) do tiểu đường thường được nhận thấy thông qua các triệu chứng:
•    Tê bì, châm chích, bỏng rát hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân
•    Rối loạn cương dương, liệt dương ở nam giới. Khô âm đạo, mất kinh ở nữ giới.
•    Đổ mồ hôi nhiều ở vùng mặt và thân, giảm tiết mồ hôi ở các chi, gây khô ngứa da, chai sần, dày móng, nứt nẻ ở tay, chân.
•    Dạ dày tiêu hóa kém, táo lỏng thất thường
•    Tim đập nhanh khi nghỉ
Đặc biệt, biến chứng của bệnh tiểu đường này còn là tiền đề thúc đẩy sự hình thành hoặc tiến triển nặng của nhiều biến chứng khác, điển hình như loét, hoại tử khiến người bệnh phải cắt cụt một phần hoặc cả bàn chân.

 Biến chứng thận

Mao mạch (mạch máu nhỏ) tại cầu thận cũng là bộ phận dễ bị tổn thương bởi đường huyết cao. Điều này có thể khiến thận bị xơ hóa và giảm khả năng lọc chất thải, nước và muối dư thừa ra khỏi cơ thể (suy thận).
Ban đầu người bệnh có thể chỉ gặp 1 vài triệu chứng khó chịu như tiểu đêm nhiều, mệt mỏi, sưng mắt cá chân… Nhưng nếu không được điều trị sớm, thận bị xơ hóa nặng (suy thận giai đoạn cuối), người bệnh buộc phải chạy thận nhân tạo cực kỳ tốn kém.
Nguy cơ gặp biến chứng thận của bệnh tiểu đường sẽ càng tăng cao nếu kiểm soát không tốt các chỉ số đường huyết, cholesterol và huyết áp. Nếu bạn phát hiện có tình trạng tiểu bọt, nước tiểu có mùi lạ, điều đó chứng tỏ có albumin niệu vi lượng hoặc lượng protein cao trong nước tiểu. Đây là dấu hiệu cho thấy thận đang hoạt động không tốt.

Biến chứng tim mạch

Theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), người lớn mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp 2 đến 4 lần so với người lớn không mắc bệnh tiểu đường. Biến chứng tim mạch cũng là nguyên nhân chiếm 70% trên tổng số ca tử vong của người bệnh tiểu đường.
Mặc dù có những loại thuốc có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, cholesterol bất thường, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Đây cũng là lý do mà các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh tiểu đường phải theo dõi chặt chẽ huyết áp, mỡ máu và nguy cơ tim mạch bên cạnh chỉ số đường huyết.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường

Cách phòng ngừa các tác hại do biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra.

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý khoa học.

Hạn chế hoặc ngừng sử dụng các thực phẩm có nhiều tinh bột, đồ ngọt, thực phẩm có lượng đường cao. 
Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm nhiều chất xơ. 
Sử dụng thịt nạc trắng, thịt gia cầm thay  vì thịt đỏ thịt chế biến sẵn. Chọn chất béo không no (dầu ô liu, dầu canola, dầu ngô, hoặc dầu hướng dương) thay vì chất béo bão hòa ( bơ, chất béo động vật dầu dừa hoặc dầu cọ)
Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, đặc biệt là đồ ngọt có ga

 Thực phẩm giúp giảm bớt bệnh tiểu đường

Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên:

Hoạt động thể chất thường xuyên là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa không chỉ bệnh tiểu đường mà còn các loại bệnh khác. Khi tập thể dục, cần ít lượng insulin hơn để kiểm soát lượng đường trong máu do vận động làm tăng độ nhạy insulin của các tế bào.
 Do đó, tốt nhất bạn nên chọn hoạt động thể chất mà bạn thích, có thể tham gia thường xuyên và quyết tâm gắn bó lâu dài.
Đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần ( 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần ( nâng tạ,..)
 Người già, người đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày. Người trẻ nên tập khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần.

Luyện tập thể dục thể thao giảm bớt bệnh tiểu đường

Kiểm tra đường huyết thường xuyên bẳng máy đo đường huyết

Việc đầu tiên của các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường là phải sắm ngay cho mình một bộ máy đo đường huyết để theo dõi các chỉ số đường huyết  tại nhà
Việc kiểm tra các chỉ số đường huyết tại nhà ngày càng trở nên đơn giản và tiện lợi.
Các sản phẩm máy đo đường huyết ngày càng hiện đại cho kết quả nhanh và chính xác và nhiều chức năng thông minh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

Que thử đường huyết cũng rất phổ biến có thể mua ở bất kỳ đâu khi có nhu cầu

Một số mẫu máy đo đường huyết uy tín. 

Thiết bị y tế việt hà | Đơn vị phân phối máy đo đường huyết uy tín nhất Hà Nội.

Thiết bị y tế việt Hà là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm phân phối tất cả các dòng máy đo đường huyết chính hãng của các hãng uy tín trên thế giới

Ngoài ra thiết bị y tế Việt Hà còn phân phối các thiết bị y tế khác như : máy tạo oxy , máy trợ thở , máy đo oxy spo2 , máy tăm nước , bồn ngâm chân , xe lăn ..vv
Đảm bảo với khách hàng khi mua máy đo đường huyết tại thiết bị y tế việt hà
Sản phẩm đúng như hình và mô tả.
Sản phẩm đầy đủ giấy tờ và bảo hành của hãng.
Vận chuyển tận nơi theo yêu cầu
Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.
Đổi trả trong vòng 7 ngày
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ :
Thiết bị y tế Việt Hà
Đ/c : Số 11a Ngõ 2 Phương mai- Đống Đa- Hà Nội

Website : viha.vn 
Hotline : 0834.362.888 – 0919.739.333

 

Thảo luận về chủ đề này
https://viha.vn
Gọi điện
https://viha.vn
Nhắn tin
Danh mục
https://viha.vn
Chỉ đường
Danh sách so sánh

Giỏ hàng