Bạn đã xem
Các chỉ số đường huyết quan trọng đối với người cao tuổi
Với những người cao tuổi thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 càng cao. Chính vì vậy việc theo dõi chỉ số đường huyết ở người cao tuổi thường xuyên là điều rất quan trọng giúp phát hiện bệnh, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Thiết bị y tế việt hà sẽ giới thiệu chi tiết về chỉ số đường huyết, các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này ở người cao tuổi cũng như các biện pháp theo dõi các chỉ số đường huyết ở người cao tuổi.
1.Chỉ số đường huyết ở người cao tuổi bao là bình thường ?
Các chỉ số đường huyết ở người cao tuổi là nồng độ glucozo trong máu của họ tại thời điểm đó. Mỗi thời điểm khác nhau trong ngày sẽ cho ra chỉ số và các đánh giá khác nhau.
1.1. Các chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ của người già
Trước khi đi ngủ khoảng 15 phút, bạn nên đo các chỉ số đường huyết cho người lớn tuổi trong gia đình, hoặc họ có thể tự đo nếu được. Một điều lưu ý, người thực hiện thao tác cần nắm được cách lấy máu và sử dụng máy đo đường huyết.
Đối với người bình thường, các chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ dao động trong khoảng từ 110 đến 115 mg/dL, tương ứng với khoảng 6 đến 8,3mmol/L. Thông thường các máy đo đường huyết phổ biến hiện nay sử dụng đơn vị mg/dL hoặc mmol/L.
Nếu cao hơn mức quy định, người cao tuổi có nguy cơ mắc đái tháo đường. Các chỉ số đường huyết cao cũng có thể do lượng thức ăn trong bữa tối ảnh hưởng, hoặc có thể do suy giảm chức năng tuyến tụy dẫn đến thiếu insulin để ổn định đường huyết. Bạn nên đưa họ đến cơ sở y tế thăm khám, phát hiện kịp thời bệnh đái tháo đường.
1.2.Các chỉ số đường huyết của người cao tuổi lúc đói.
1. Các chỉ số đường huyết lúc đói là thông số có độ tin cậy cao hơn so với các chỉ số đo vào thời điểm khác trong ngày. Bạn nên đo vào buổi sáng khi chưa ăn gì cả.
2. Các chỉ số đường huyết bình thường của người cao tuổi nằm trong khoảng từ 3,9 mmol/L đến 5 mmol/L, tương đương với 70 mg/dL đến 92 mg/dL. Nếu con số thu được nằm ở mức từ 5 – 7,2 mmol/L, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra xem có mắc tiểu đường hay không.
3. Trường hợp đường huyết trên 7,2 mmol/L, đây là cột mốc báo động cho thấy khả năng bạn mắc đái tháo đường rất cao.
1.3. Chỉ số đường huyết sau khi ăn
Để đo các chỉ số đường huyết , bạn nên đo vào khoảng 1 đến 2 giờ sau ăn. Đối với người bình thường, chỉ số đường huyết sau ăn 1 đến 2 giờ là khoảng dưới 6,6 mmol/L, tương đương với 120mg/mL.
Nếu chỉ số đo được từ 6,6 mmol đến 10,1 mmol/L, bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu chỉ số trên 10,1 mmol/L, khả năng bạn mắc tiểu đường rất cao.
1.4. Chỉ số đường huyết người già Hba1C
Chỉ số HbA1c cho biết lượng glucose gắn với hemoglobin trong hồng cầu. Chỉ số này ít bị phụ thuộc vào các thời điểm trong ngày so với chỉ số đường huyết, do đó độ chính xác sẽ cao hơn.
Bạn cần đến các cơ sở y tế để đo chỉ số HbA1c. Chỉ số ở mức bình thường nằm trong khoảng 5,4% đến 6,2%. Bệnh nhân ở giai đoạn tiền đái tháo đường, chỉ số này ở mức trên 7%. Nếu chỉ số ở mức dưới 5,4%, bạn đang bị hạ đường huyết và cần cấp cứu kịp thời.
2. Các yếu tố có thể khiến chỉ số đường huyết ở người già tăng cao
Có nhiều yếu tố dẫn đến tăng đường huyết ở người già:
- Thừa cân: Khi thừa cân, các tế bào trong cơ thể trở nên kém nhạy với insulin do tuyến tụy tiết ra, dẫn đến không thể điều hòa lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Ngoài ra, các mô mỡ ở nội tạng cũng tạo ra các adipokine làm giảm hoạt động của insulin.
- Chức năng tụy giảm: Tuyến tụy sản xuất các enzyme và hormone giúp tiêu hóa thức ăn, đặc biệt insulin cần thiết để điều chỉnh lượng glucose. Chức năng gan, tụy giảm dần theo tuổi tác. Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin sẽ dẫn đến chỉ số đường huyết người già tăng cao.
- Chức năng gan giảm: Gan hoạt động như một kho dự trữ glucose của cơ thể, giúp ổn định đường huyết. Gan vừa dự trữ, vừa giải phóng glucose tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể. Khi chức năng gan giảm thì vai trò ổn định đường huyết của gan cũng giảm theo, dẫn đến tăng lượng đường trong máu.
- Người già thường lười vận động: Theo một số nghiên cứu, nếu người cao tuổi không hoạt động thể chất trong 2 tuần có thể mắc bệnh tiểu đường. Nếu chúng ta không giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, cơ thể sẽ không thể chống lại các yếu tố khác gây ra tiểu đường.
- Thuốc đang sử dụng: Một số loại thuốc có thể làm tăng đường huyết gồm thuốc corticosteroid, thuốc trầm cảm, tâm thần, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc hen suyễn liều cao…
3. Cách phòng tránh bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi
Quản lý cân nặng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Mặc dù điều này khó khăn, đặc biệt với người lớn tuổi, nhưng bạn hoàn toàn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Có chế độ ăn uống hợp lý: Đảm bảo chế độ ăn của bạn đủ chất và lành mạnh. Bạn nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả, sữa ít béo và các loại đậu. Bạn cũng nên tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đường, tinh bột và chất béo chuyển hóa.
- Thường xuyên tập thể dục: Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần. Người lớn tuổi có thể tham gia các hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, khiêu vũ…
- Ngủ đủ giấc: Người trung niên và người cao tuổi thường bị mất ngủ hoặc giấc ngủ ngắn. Tuy nhiên, bạn cần ngủ ít nhất 5,5 tiếng mỗi ngày. Bạn cần hạn chế uống chè, nên đi bộ quanh nhà khoảng 10 phút trước khi ngủ, đọc báo…
- Quản lý tốt các bệnh lý mắc kèm: Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được các loại thuốc sử dụng cho người cao tuổi có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hay không.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm kiểm tra đường huyết sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh tật và có biện pháp điều trị tốt nhất.
4. Cần làm gì khi các chỉ số đường huyết của người cao tuổi tăng cao
Sau khi thực hiện đo các chỉ số đường huyết theo hướng dẫn của chúng tôi đã đề cập ở trên, nếu chỉ số của bạn đang ở mức nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bạn cần:
Đi khám bệnh: Bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám chi tiết mới có thể kết luận mắc tiểu đường hay không. Mời bạn đọc thêm:
Sử dụng các loại máy đo đường huyết : Sử dụng máy đo đường huyết là phương pháp nhanh và hữu hiệu nhất để theo dõi các chỉ số đường huyết cho người già hàng ngày.
5. Các loại máy đo đường huyết phù hợp cho người cao tuổi.
5.1. Máy đo tiểu đường Accu-chek Guide :
Là mấu máy đo tiểu đường thế hệ mới nhất năm 2021 của hàng ROCHE- MỸ
Sản phẩm được bảo hành không giới hạn.
Tính năng nổi bật của máy đo tiểu đường Accu- check Guide.
Độ chính xác đạt chuẩn ISO 15197- 20131
Tiêu chuẩn chính xác đạt 10 / 10 của bộ y tế
Nhận ngay kết quả trong vòng 4s
Dễ dàng sử dụng cho cả trẻ em và người già.
Phạm vi kiểm tra : 0.6 – 33.3mmol/l hoặc 10 – 600 mg/dl.
Có thể chuyển đổi đơn vị đo từ mg/ dl sang mmol/ l bằng cách sử dụng bảng đo đường huyết hoặc có thể lấy số liệu mg/dl nhân với 5,5 sau đó chia cho 100 ta được số liệu theo mmol/ l
Tùy chỉnh khoảng đường huyết mục tiêu, bình luận và thiết lập cảnh báo xu hướng, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Dung lượng bộ nhớ : 720 kết quả đo. Tự động tắt sau 90s.
Nguồn 2 pin lithium 3 V
Màn hình LCD
Kích thước 80x 47x 20cm.
Trọng lượng 40g cả pin
5.2. Máy đo tiểu đường Accu- check Performa
Máy được sản xuất bởi hang ROCHE- Made in USA
Bảo hành vĩnh viễn
Tính năng nổi bật của của máy Accu – chek Performa.
Cho kết quả chính xác nhanh chóng chỉ sau 5s
Thao tác đơn giản không cần mã hóa, ngày giờ được cài đặt trước, giảm bớt thao tác khi sử dụng.
Tính kết quả đường huyết trung bình trong 7 , 14 , 30 , 90 ngày.
Đánh giá kết quả đường huyết và cài đặt nhắc nhở đo đường huyết sau khi ăn, giúp bạn nhận ra sự khác biệt giữa các lần đo và theo dõi dễ dàng hơn
Có thể cài đặt cảnh báo hạ đường huyết.
Phạm vi kiểm tra : 0.6 – 33.3mmol/l hoặc 10 – 600 mg/dl.
Lượng mẫu máu : 0.5 µl
Tuổi thọ của pin : Khoảng 2.000 lần đo
Dung lượng máy : 500 kết quả đo
Trọng lượng máy : 39 g
5.3. Máy đo tiểu đường Accu- check instant
Hàng nhập khẩu chính hãng từ công ty ROCHE – MỸ
Bảo hành vĩnh viễn
Accu check instant được đưa ra thị trường từ năm 2002 . Hàng chính hãng có phiếu bảo hành của hãng và có dấu đỏ của công ty ROCHE.
Tính năng nổi bật của của máy Accu- check instant.
Độ sai số 10 % đáp ứng tiêu chuẩn của bộ y tế và vượt trên tiêu chuẩn ISO 15197.
Vùng lấy máu rộng từ 0.6 – 33.3mmol/l hoặc 10 – 600 mg/dl. và sử dụng công nghệ mao dẫn để lấy máu dễ dàng, hạn chế sai số do không đủ máu đo.
Khoảng đường huyết mục tiêu: Mặc định của nhà sản xuất 70- 160mg/dL (3.9-8.9 mmol/L)
Màn hình LCD rộng với màu sắc tương phản, giúp nhìn rõ kết quả ngay cả trong bóng tối
Dung lượng bộ nhớ 720 kết quả và có thể đo kết quả đường huyết trung bình trong 7, 30 và 90 ngày
Thời gian tự động tắt máy: sau 90 giây sau khi thực hiện đo đường huyết, 15 giây sau khi lấy que thử ra hoặc 5 giây sau khi màn hình hiển thị kết quả đo gần nhất.
Mẫu máu đo: Mao mạch, động mạch, tĩnh mạch, máu trẻ sơ sinh. Việc xét nghiệm máu tĩnh mạch, động mạch, và máu trẻ sơ sinh chỉ cho phép thực hiện bởi nhân viên y tế.
Giới hạn Hematocrit: 10 đến 65%
Nguồn điện: 2 pin 3-V lithium ký hiệu CR 2032.
Đơn vị đo: mg/dL và mmol / l ( chuyển đổi theo công thức đã nêu trên )
Màn hình hiển thị: LCD.
Kích thước: 77.1 x 48.6 x 15.3 mm. (dài x rộng x cao).
Trọng lượng: 40g có pin trong máy.
5.4. Máy đo tiểu đường Accu- check Active
Máy đo tiểu đường Accu Check Active thế hệ mới (2017) không cần mã CODE (thẻ mã hóa). Tiện lợi hơn cho người sử dụng.
- Kim lấy máu rất dễ sử dụng, có thể điều chỉnh được độ nông sâu của kim cho phù hợp với tay của từng người sử dụng.
- Có hai cách đo: đo trong máy và đo ngoài máy rất thuận tiện, Khi đo xong có thể kiểm chứng kết quả đo bằng phương pháp so màu với bảng màu in trên vỏ hộp đựng que thử.
- Bảo hành trọn đời
Tính năng nổi bật của của máy Accu- check Active
Roche Accu-Chek Active được sản xuất theo dây truyền công nghệ hiện đại. Máy có thiết kế nhỏ gọn, sang trọng và dễ dàng sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm còn có những ưu điểm nổi bật khác như sau:
Cho kết quả chính xác trong thời gian ngắn: Khi sử dụng sản phẩm, máy sẽ tự động tính toán chỉ số và cho ra kết quả chính xác sau 5 giây. Theo kiểm định của tổ chức thế giới, Roche Accu-Chek Active là dòng máy đo đường huyết có kết quả đo chính xác nhất hiện nay.
Vùng lấy máu rộng : từ 0.6 – 33.3mmol/l hoặc 10 – 600 mg/dl. và sử dụng công nghệ mao dẫn để lấy máu dễ dàng, hạn chế sai số do không đủ máu đo.
Dung lượng bộ nhớ cao: Để giúp người dùng theo dõi được sự thay đổi của cơ thể trong thời gian dài, sản phẩm này có thể lưu trữ chi tiết hơn 200 kết quả đo cùng lúc.
Bộ xử lý thông tin thông minh: Sản phẩm có thể tự động tính toán kết quả đo trung bình theo tuần hay theo tháng để người dùng so sánh tình trạng sức khỏe ở các thời điểm. Ngoài ra, thiết bị này còn sử dụng tới 2 đơn vị đo là mg/dL và mmol/L; như vậy máy có thể giúp người dùng quy đổi đơn vị đo khi cần thiết.
Đánh dấu kết quả đo trong nhiều thời điểm : Ngoài việc tính toán kết quả đo theo tuần và tháng, thiết bị này còn được tích hợp chức năng đánh dấu lượng đường huyết ở thời điểm trước và sau khi ăn. Máy sẽ hiển thị biểu tượng quả táo còn nguyên - trước khi ăn và biểu tượng quả táo bị gặm - sau khi ăn.
Que thử chống oxy hóa: Que thử chính hãng đi kèm theo máy được sản xuất với công nghệ chống oxy hóa, giúp khách hàng sử dụng thoải mái mà không phải lo lắng que thử sẽ bị hỏng hay giảm độ chính xác sau khi tiếp xúc với môi trường ẩm bên ngoài.
Kim lấy máu không đau: Kim lấy máu rất dễ sử dụng, chúng có thể điều chỉnh mức độ nông và sâu sao cho phù hợp với loại da tay của nhiều người. Liều lượng máu cần lấy chỉ khoảng 1ml nên sẽ không gây đau hoặc mất nhiều thời gian.
Máy hoạt động trên nguyên lý quang học: Trên mỗi hộp qua thử sẽ có một chíp, không cần dùng mã code mà chỉ cần cắm trực tiếp vào máy, thiết bị sẽ tự động dò code và chỉ cần 1 thao tác cho 1 hộp que thử mới.
Ngoài ra sản phẩm này cũng còn rất nhiều ưu điểm nổi bật khác và đặc biệt là được nhiều người tin dùng. Không chỉ tại các gia đình người bệnh, rất nhiều cơ sở y tế, trung tâm trị liệu cũng sử dụng máy đo đường huyết Roche Accu-Chek Active.