Bạn đã xem
Nồng độ Oxy bao nhiêu là bình thường?
Khí oxy rất quan trọng đối với sự sống của chúng ta. Khi mình thở thì khí oxy ở trong không khí sẽ đi vào phổi, sau đó Hemoglobin (Hb) - một thành phần rất quan trọng của máu sẽ vận chuyển oxy từ phổi đến các nơi cần thiết trong cơ thể để cung cấp năng lượng và đảm bảo sự sống. Vậy nồng độ oxy bao nhiêu là bình thường để cơ thể chúng ta an toàn? Hãy cùng Thiết bị Y tế Việt Hà giải đáp câu hỏi này nhé!
I. Nồng độ oxy trong máu là gì?
Nồng độ oxy trong máu hay chỉ số SPO2 là chỉ số biểu hiện cho tỉ lệ Hemoglobin có oxy trên tổng lượng Hemoglobin trong máu. Hemoglobin là một protein ở trong các tế bào hồng cầu, quyết định màu đỏ của hồng cầu. Nếu tất cả Hemoglobin đều gắn với các phân tử oxy thì độ bão hòa oxy là 100%.
Chỉ số SPO2 được mọi người xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể ngoài 4 dấu hiệu quen thuộc là mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở. Khi bị thiếu oxy trong máu, các cơ quan của cơ thể như não, tim, gan... sẽ chịu những tác động tiêu cực nhanh chóng. Chính vì thế, chúng ta nên theo dõi chỉ số SPO2 thường xuyên để có thể can thiệp kịp thời, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Nồng độ oxy trong máu bình thường sẽ được đo bằng máy đo dựa vào mạch đập sẽ thấp hơn khoảng 3% so với độ bão hòa oxy thực tế. Chỉ số SPO2 của các bạn có thể thay đổi thường xuyên cả ngày, đặc biệt khi bạn chuyển từ các hoạt động năng lượng thấp sang năng lượng cao. Tuy nhiên, nếu chỉ số SPO2 của các bạn vẫn nằm trong phạm vi ổn định thì không cần phải lo lắng.
II. Ảnh hưởng khi nồng độ oxy trong máu bất thường
- Huyết áp thấp:
Chỉ số SPO2 phản ánh chính xác khi áp lực mạch máu giảm thấp đến 30mmHg. Khi có sự giảm sút nghiêm trọng ở tuần hoàn ngoại vi, trị số SPO2 đo ở ngón tay có thể sẽ không chính xác. Trong trường hợp đó, các bác sĩ có thể sử dụng đầu dò đo chỉ số SPO2 lên trán người bệnh vì nó đáp ứng nhanh hơn với sự thay đổi của SPO2.
- Thiếu máu:
Điều này nghĩa là các phân tử Hemoglobin trong máu giảm thấp hơn bình thường. Khi không có tình trạng thiếu oxy trong máu, máy đo chỉ số SPO2 dựa vào mạch đập sẽ cho kết quả chính xác khi nồng độ của hemoglobin giảm xuống 2 - 3g/dL.
- Khó thở, bị các bệnh lý về hô hấp:
Những bệnh nhân có chỉ số SPO2 dưới 93% là thiếu oxy trong máu, cần phải thở oxy hoặc thở máy (nếu người bệnh không tự thở được). Đối với bệnh nhân làm trong môi trường bí khí, thiếu oxy như mỏ quặng, nhà máy,... khi đi ra môi trường thoáng hơn, oxy sẽ được bổ sung lúc thở, bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng oxy cho bệnh nhân thở đến khi chỉ số SPO2 ở mức ổn định là 97 - 100%, lượng oxy sẽ được giữ cho tới khi người bệnh có thể thở ổn định trở lại.
III. Nồng độ oxy bao nhiêu là bình thường?
Hầu hết các Hemoglobin sẽ gắn với phân tử oxy khi đi qua phổi. Một người bình thường khỏe mạnh khi thở ở không khí sẽ có độ bão hòa oxy động mạch khoảng 95% - 100%.
Chỉ số oxy trong máu tốt là rất cần thiết cho cơ thể vì cung cấp đủ năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Nếu chỉ số SPO2 giảm xuống dưới 95% thì đây là dấu hiệu cảnh báo nồng độ oxy trong máu kém. Có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trị số SPO2 từ 94% trở lên là chỉ số bình thường, đảm bảo an toàn sức khỏe.
Thang đo nồng độ oxy trong máu bình thường tiêu chuẩn:
- Khoảng 97% - 99%: nồng độ oxy trong máu tốt
- Khoảng 94% - 96%: nồng độ oxy trong máu trung bình – cần cho bệnh nhân thở thêm oxy
- Khoảng 90% - 93%: nồng độ oxy trong máu thấp – nên có y tá hoặc bác sĩ theo dõi hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất
- Dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: đây là các dấu hiệu suy hô hấp rất nặng, cần đưa vào bệnh viện để điều trị
- Thấp hơn 90% thì phải cấp cứu lâm sàng
- Chỉ số SPO2 ở trẻ sơ sinh cũng giống như người lớn là khoảng trên 94%. Nếu giảm xuống dưới mức 90% thì rất nguy hiểm, cần thông báo cho y bác sĩ để được hỗ trợ và chữa trị kịp thời.
IV. Đối tượng nên thường xuyên theo dõi nồng độ oxy trong máu
Những đối tượng cần phải biết nồng độ oxy bao nhiêu là bình thường là:
- Những người bệnh vừa thực hiện phẫu thuật
- Trẻ sơ sinh bị sinh non
- Người bị suy tim, suy hô hấp, bị bệnh về phổi
- Người bị hen phế quản, rối loạn nhịp tim, trụy mạch, sốc, tụt huyết áp
- Bệnh nhân cần phải hồi sức như đột quỵ não, nhược cơ, chấn thương kèm theo liệt cơ hô hấp…
- Người đang bị nhiễm trùng vi rút như viêm phổi hoặc Covid-19
- Các đối tượng trên nên theo dõi kĩ chỉ số SPO2 hàng ngày vì họ có thể có mức nồng độ oxy trong máu thấp hơn so với người khỏe mạnh. Điều này giúp giám sát và có thể phát hiện các vấn đề bệnh lý nguy hiểm.
V. Các cách phòng tránh nguy cơ khi giảm chỉ số SPO2
Theo các chuyên gia khuyến cáo, để phòng tránh các nguy cơ giảm chỉ số SpO2 thì bệnh nhân cần lưu ý đến các vấn đề sau:
- Kiểm soát tốt và điều trị các bệnh nền mắc phải, đặc biệt là các bệnh lý về hô hấp như hen phế quản, phổi mạn tính,... Bởi đây là những nguyên nhân ảnh hưởng đến nồng độ oxy trong máu, khiến chỉ số SPO2 giảm.
- Có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, thanh đạm
- Tập thể dục hàng ngày, rèn luyện sức khỏe
- Hạn chế đến nơi đông người hay không gian kín, bí khí, không có nhiều oxy để thở
→ Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Nhận biết dấu hiệu giảm nồng độ oxy trong máu và cách xử trí kịp thời
Qua bài viết trên, Việt Hà hi vọng các bạn đã nắm rõ tầm quan trọng, lượng nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là bình thường, các đối tượng cần chú ý đến chỉ số SPO2 và các cách phòng tránh nguy cơ khi chỉ số này giảm, để thường xuyên theo dõi và có thể xử lý nhanh chóng khi các vấn đề không hay xảy ra. Nếu còn thắc mắc vấn đề gì hoặc có nhu cầu mua máy đo nồng độ oxy trong máu chính hãng thì hãy liên hệ để Thiết bị y tế Việt Hà giúp bạn giải đáp nhé!