Tư vấn hỗ trợ

0919739333

Bài viết xem nhiều

Bạn đã xem

Nguyên nhân và cách điều trị khi bị đau lưng dưới

Thiết bị y tế Việt Hà | 13/03/2023

Bất kì ai cũng có thể bị đau lưng dưới hay còn gọi là đau cột sống lưng, kể cả giới trẻ nhưng nhiều nhất vẫn là dân văn phòng và người lớn tuổi. Thường thì mọi người sẽ có xu hướng chủ quan, coi việc đau như vậy là do làm việc quá sức, chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ thuyên giảm cơn đau. Nhưng cũng có không ít trường hợp cơn đau lưng dưới kéo dài liên tục, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và công việc của chúng ta. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đau cột sống lưng và nếu không được điều trị sớm thì bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả khó lường và suy giảm khả năng vận động. Hãy cùng Thiết bị Y Tế Việt Hà tìm hiểu kỹ nguyên nhân đau lưng dưới và cách điều trị nhé!

I. Đau lưng dưới là bệnh gì?

Lưng dưới (tức vùng thắt lưng) ở cơ thể chúng ta  bao gồm 5 đốt sống được đánh dấu từ  L1 - L5. Chúng có nhiệm vụ nâng đỡ và tạo đường cong cho cơ thể. Bên cạnh đó, vị trí này là một mắt xích quan trọng của hệ thống truyền tín hiệu từ não đến chân để chúng ta có thể dễ dàng thực hiện các bước đi (tiến, lùi, sang trái, sang phải…)
Đau lưng dưới có thể do đau về hệ thống gân cơ, đốt sống, dây chằng, đĩa đệm hoặc thần kinh. Ngoài ra cũng có những nguyên nhân ngoài cột sống với biểu hiện đau tại vùng lưng dưới. Tùy vào mức độ nặng của bệnh mà các đặc điểm và tần suất xuất hiện các cơn đau cũng sẽ có sự khác biệt, có thể từ âm ỉ đến dữ dội. Thực tế, khi bệnh chuyển nặng, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc, thì người bệnh mới chủ động tìm đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để khám và điều trị. 

 

đau lưng dưới

II. Các triệu chứng khi bị đau lưng dưới

Cơn đau lưng dưới có thể đột ngột đến và đi hoặc kéo dài liên tục rồi trở nên tồi tệ dần dần hơn theo thời gian. Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây đau lưng dưới mà mỗi người sẽ có triệu chứng khác nhau:
- Cơn đau vùng thắt lưng nhức nhối và âm ỉ.
- Cơn đau từ vùng lưng dưới đến mặt sau của đùi, đôi khi đau lan xuống chân hoặc bàn chân, cùng với hiện tượng tê hoặc ngứa ran.
- Bị co thắt ở cơ bắp và cảm thấy căng cứng vùng lưng dưới, hông và xương chậu.
- Vùng lưng dưới đau dữ dội hơn lúc ngồi hoặc đứng liên tục trong một thời gian dài.
- Khó khăn khi đi bộ, đứng thẳng hoặc chuyển đổi tư thế.
Dù các biểu hiện của mỗi người không hoàn toàn giống nhau, nhưng cơn đau dưới lưng này rất đặc trưng. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy tự nhiên bị đau lưng dưới thì nguy cơ bị đau thắt lưng rất cao (cũng cần phân biệt với những cơn đau do: sỏi thận, mật, …)

III. Những đối tượng có nguy cơ bị đau lưng dưới

Triệu chứng đau lưng dưới đang ngày càng phổ biến. Những đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này:
- Người từ 30 – 50 tuổi.
- Các bạn nhỏ mang balo quá nặng thường xuyên.
- Nhân viên văn phòng do liên tục ngồi làm việc nhiều giờ, ít vận động.
- Người lao động nặng nhọc, thường xuyên phải khuân vác, đẩy hoặc kéo vật nặng.
- Người thừa cân nặng hoặc béo phì.
- Những người hay hút thuốc lá và nghiện bia rượu.

IV. Nguyên nhân đau lưng dưới

Triệu chứng đau lưng dưới rất đa dạng là do có nhiều nguyên nhân dẫn đến. Sau đây là một số nguyên nhân đau lưng dướiViệt Hà sẽ liệt kê để các bạn hiểu rõ hơn nhé!

1. Thoái hóa cột sống thắt lưng

Đây là một bệnh lý về xương khớp mãn tính do tình trạng thoái hóa đĩa đệm và các đốt sống lưng, cùng là một trong những nguyên nhân đau lưng dưới phổ biến. Tuy nhiên, không phải thoái hóa xảy ra như nhau với tất cả các đĩa đệm và đốt sống, tình trạng này thường xảy ra ở những vị trí như cột sống cổ, đặc biệt là cột sống ở thắt lưng.
Bệnh lý này gây đau âm ỉ ở vùng lưng dưới, đau nhiều khi vận động, đặc biệt là các động tác như cúi người, khi đứng hoặc ngồi lâu hoặc bưng đồ nặng. Khi tình trạng nặng hơn sẽ làm thoái hóa khớp liên mấu, gây triệu chứng đau lưng dưới và khiến cho bệnh nhân có cảm giác tê bì, khó chịu ở gần mông, đùi, bắp chân, có khi lan xuống cả bàn chân. Điều này khiến quá trình vận động và di chuyển của bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn.

thoái hóa cột sống thắt lưng

2. Thoát vị đĩa đệm

Một nguyên nhân đau lưng dưới thường gặp là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nguyên nhân là do tình trạng lớp nhân nhầy ở vùng đĩa đệm tràn ra bên ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh làm gây ra bệnh rễ thần kinh.
Ngoài ra, khi tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nặng thì có thể gây chèn ép tủy sống - là một thành phần rất quan trọng trong hệ thần kinh trung ương của chúng ta. Các triệu chứng của chèn ép tủy sống gây ra rất nguy hiểm, khi có dấu hiệu như cảm giác yếu liệt hoặc mất cảm giác 2 chân, và rối loạn đi tiểu và đi tiểu thì cần phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và có các biện pháp điều trị sớm.

thoát vị đĩa đệm

3. Hẹp ống sống

Đây là tình trạng ống sống bị thu hẹp làm chèn ép lên tủy sống và rễ thần kinh. Đây là nguyên nhân đau lưng dưới đa số là của những người trên 50 tuổi. Người bệnh thường có triệu chứng đau lưng dưới khi cơ thể vận động, thường có những biểu hiện như tê, đau bỏng rát kèm theo mất cảm giác vùng mông đùi và chân.
Cơn đau sẽ thuyên giảm khi chúng ta ngồi hoặc cúi người về phía trước, vì khi làm vậy sẽ giúp tăng không gian trong ống sống, tránh tình trạng các dây thần kinh bị chèn ép. Nguyên nhân dẫn đến bị hẹp ống sống phổ biến nhất là thoái hóa cột sống làm phì đại khớp liên mấu, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay trượt đốt sống ra sau, phì đại dây chằng vàng và vẹo cột sống.

Hẹp ống sống

4. Loãng xương và gãy xương

Loãng xương xảy ra là do giảm chất lượng và khối lượng của xương, làm tăng nguy cơ bị gãy xương dù chỉ gặp chấn thương nhẹ. Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi, những người suy dinh dưỡng và phụ nữ sau mãn kinh. Khi tình trạng loãng xương càng nặng thì sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra như bị gãy xẹp đốt sống lưng.
Người bệnh sẽ cảm thấy đau lưng dưới với vị trí ở vùng phía trên cột sống thắt lưng, có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ chỉ sau một chấn thương nhẹ như bị té ngồi từ trên ghế, võng, có khi xảy ra khi không có chấn thương. Việc bị gãy xương do loãng xương gây ra tình trạng bị yếu liệt, mất cảm giảm 2 chân và cần phải nhập viện cấp cứu.

 

loãng xương

5. Chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống thường gặp khi tai nạn trong lúc vận động, luyện tập thể dục thể thao hay di chuyển hằng ngày có thể làm tác động tới vùng lưng dưới và gây đau nhức. Bệnh lý này có những biểu hiện từ nhẹ như đau lưng do căng cơ đến các triệu chứng nặng như bị thoát vị đĩa đệm cột sống hay gãy đốt sống. Tình trạng này làm khởi phát các bệnh lý về đau lưng, đau thần kinh tọa. Trong trường hợp nguy hiểm có thể còn xảy ra tình trạng chèn ép tủy sống, lúc này người bệnh cần phải được can thiệp cấp cứu ngay.
Hơn nữa, bị bong gân cũng làm đau lưng dưới. Chấn thương này xảy ra sau khi bị tác động mạnh nhưng không làm trật khớp hoặc gãy xương. Bong gân dẫn đến các triệu chứng về căng hay rách dây chằng do vận động quá sức hoặc sai tư thế khi chơi thể thao, sinh hoạt, làm việc, vặn mình…

 

chấn thương cột sống

6. Viêm cột sống dính khớp

Tình trạng này là một bệnh lý tự miễn, gây viêm mạn tính kéo dài. Triệu chứng đặc trưng là đau cột sống thắt lưng, khớp cùng chậu và các khớp ngoại vi. Viêm cột sống dính khớp thường xảy ra ở nam giới từ 45 tuổi đổ lại, tuy nhiên cũng có trường hợp xảy ra ở nữ giới. Người bệnh thường sẽ đau ở vùng mông và lưng dưới kéo dài, đau nhiều vào lúc về đêm gần sáng, thường có biểu hiện bị cứng lưng vào buổi sáng, kéo dài hơn 30 phút.
Khi bệnh lý tiến triển nặng hơn, bệnh nhân sẽ bị hạn chế vận động cột sống lưng như cúi, ngửa, xoay và nghiên. Ngoài ra, chứng bệnh này còn có thể kèm theo sưng đau bàn tay, khớp cổ tay, khớp gối hoặc viêm gân gót, viêm cân gan chân…

 

viêm cột sống dính khớp

7. Các bệnh không liên quan đến xương khớp

- Những bệnh lý ở thận: một trong các dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp các vấn đề về thận là các cơn đau lưng dưới. Sỏi thận và sỏi niệu quản có thể gây ra đau lưng dưới và kèm với các triệu chứng về đường tiểu như tiểu ra máu, tiểu lắt nhắt, tiểu đau,…
- Viêm ruột thừa: Nếu bạn bị đau lưng dưới kèm theo đau bụng dưới dữ dội, tình trạng này xảy ra đột ngột kèm theo sốt và cảm giác buồn nôn thì rất có khả năng đã bị viêm ruột thừa. 
- Viêm tụy: bệnh lý này xảy ra khi tụy bị tổn thương. Viêm tụy sẽ có triệu chứng đau vùng thượng vị kèm nôn nhiều, đôi lúc cũng có thể gây ra những cơn đau nhức lưng dưới, khiến nhiều người dễ bị bỏ sót trong việc chẩn đoán viêm tụy.
- Bệnh lý phụ khoa: Nữ giới khi đau lưng dưới kèm theo biểu hiện kinh nguyệt không đều hoặc có chảy máu ở vùng âm đạo thì có thể đã bị các bệnh về phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo,...

V. Cách điều trị khi bị đau lưng dưới

1. Chăm sóc tại nhà

Các phương pháp này nên được thực hiện sau khi xuất hiện cơn đau lưng dưới đầu tiên trong 72 giờ. Nếu cơn đau vẫn không thuyên giảm sau 72 giờ khi điều trị tại nhà thì người bệnh nên đi đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt. 
Các biện pháp chăm sóc tại nhà được thực hiện như sau:
- Không vận động mạnh trong một vài ngày, nhưng vẫn duy trì các hoạt động nhẹ hàng ngày mà cơ thể  có thể chịu đựng được.
- Bạn có thể chườm đá vào vị trí đau lưng dưới.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen.
- Đau lưng dưới sẽ gây khó chịu khi bạn nằm ngửa. Vì thế, bạn hãy thử đặt gối giữa hai chân và nằm nghiêng với đầu gối cong. Nếu bạn muốn nằm ngửa cho thoải mái thì cũng có thể đặt thử một chiếc gối hay khăn cuộn dưới đùi để làm giảm áp lực lên lưng dưới.
- Người bệnh nên tắm nước ấm và massage hàng ngày ở khu vực đau nhức để cải thiện tình trạng cứng cơ ở lưng.
- Đến khám tại bệnh viện: nếu các phương pháp điều trị tại nhà trên không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc và tập vật lý trị liệu hoặc kết hợp luôn cả hai phương pháp này.

2. Dùng thuốc

Nếu sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn vẫn không làm giảm các cơn đau lưng dưới thì người bệnh cần sử dụng các loại thuốc giảm đau mạnh hơn như thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs, thuốc có chứa tramadol (ví dụ: ultracet), giảm đau thần kinh (ví dụ: pregabalin hoặc gabapentin) hoặc thuốc giãn cơ (ví dụ: eperisone…).

3. Vật lý trị liệu

Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp mà bác sĩ chỉ định như siêu âm trị liệu, kích thích điện để giảm đau, chiếu laser,… Khi các cơn đau đã thuyên giảm, thì bạn có thể thực hiện các bài tập thể dục để tăng cường sức mạnh cho cơ lưng, cơ bụng theo các bài tập mà bác sĩ hướng dẫn. Các bệnh nhân được khuyến khích thực hiện những bài tập trị liệu này thường xuyên, ngay cả khi hết bị đau lưng để ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm đai nẹp y tế hoặc máy kéo giãn cột sống - đây là một thiết bị vật lý trị liệu hoạt động dựa trên nguyên lý tác động một lực cơ học theo chiều dọc của cột sống, nhằm làm giãn nở các khoảng gian bào trong cột sống, từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,...

Để tìm hiểu rõ hơn về máy kéo dãn cột sống, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Máy kéo giãn cột sống là gì? Các loại máy kéo giãn cột sống lưng tốt nhất hiện nay

4. Liệu pháp nhận thức – hành vi

Phương pháp này giúp kiểm soát chứng đau lưng dưới bằng cách khuyến khích người bệnh có suy nghĩ tích cực hơn và thư giãn.

5. Phẫu thuật đau lưng

Phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định khi tất cả những phương pháp điều trị nội khoa đều không có hiệu quả hoặc khi bệnh nhân có những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng như chèn ép tủy sống. 

Qua bài viết trên, Việt Hà hi vọng các bạn hiểu được phần nào sự nguy hiểm của việc đau cột sống lưng cũng như các nguyên nhân đau lưng dưới và cách điều trị hay biện pháp để có thể tránh những hậu quả không may xảy ra. Y tế Việt Hà xin kính chúc bạn và gia đình luôn có một sức khỏe tốt nhé! Nếu có thắc mắc gì về bệnh lý này thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ để Việt Hà giúp bạn giải đáp nhanh nhất.

Thảo luận về chủ đề này
https://viha.vn
Gọi điện
https://viha.vn
Nhắn tin
Danh mục
https://viha.vn
Chỉ đường
Danh sách so sánh

Giỏ hàng