Hotline

0919 739 333

Bài viết xem nhiều

Bạn đã xem

Hướng dẫn cài đặt máy trợ thở cho bệnh nhân COPD và ngưng thở khi ngủ OSA

Thiết bị y tế Việt Hà | 02/11/2023

Sử dụng máy trợ thở hay máy thở không xâm lấn thở qua mặt nạ đang ngày càng phổ biến và được nhiều bệnh viện, phòng khám và cá nhân tin dùng. Hôm nay công ty Việt Hà xin hướng dẫn quý Bác sỹ, nhân viên y tế và quý khách hàng đã và đang sử dụng máy trợ thở tại nhà chi tiết cách cài đặt các thông số kỹ thuật của máy.

1. Chỉ định và chống chỉ định đối với máy trợ thở 

1.1 Chỉ định:

  • Suy hô hấp cấp mức độ vừa đến nặng

              + bệnh nhân COPD giai đoạn ổn định có tăng CO2 máu nặng mạn tính (PaCO2 ≥50 mmHg) và tiền sử nhập viện gần đây.

              +Bệnh nhân BPTNMT có ngừng thở khi ngủ (chồng lấp COPD và ngừng thở khi ngủ) giúp cải thiện thời gian sống thêm và giảm tần xuất nhập viện

              + Cơn hen phế quản cấp

              + Viêm phổi, ALI và ARDS

              + Phù phổi cấp do tim

  • Cai hoặc bỏ máy thở xâm lấn (rút NKQ sớm)
  • Suy hô hấp mạn: COPD và bệnh thần kinh cơ
  • Ngưng thở lúc ngủ

1.2 Chống chỉ định:

  • Suy hô hấp mức độ nguy kịch

     + Rối loạn nhịp thở, đe dọa ngưng thở

     + Rối loạn huyết động, ngừng tim , ngừng thở

     + Rối loạn tâm thần, rồi loạn tri giác

  • Biến dạng hoặc tổn thương hàm mặt
  • Không có khả năng bảo vệ đường thở

        +Tăng tiết phế quản ( quá nhiều đàm)

        + Ho khạc kém

  • Bệnh nhân không hợp tác

2. Các bước cài đặt máy trợ thở trước khi bệnh nhân sử dụng

B1: Lựa chọn dòng máy trợ thở phù hợp

Máy trợ thở được chia làm hai loại chính đó là dòng máy trợ thở CPAP ( hay máy trợ thở một mức áp lực dương )  đây là dòng máy trợ thở chuyên điều trị hội chứng ngưng thở tắc nghẽn OSA

Máy trợ thở Bipap ( máy trợ thở hai mức áp lực dương) đây là dòng máy chuyên điều trị cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, các bệnh khác liên quan đến phổi như xơ phổi, viên phổi kẽ, viêm phổi nặng

B2: Lựa chọn Mode thở phù hợp với tình trạng bệnh

có rất nhiều mode thở khác nhau trong máy trợ thở như CPAP, APAP, S, T, S/T...

xem chi tiết tại: "Các mode thở của máy trợ thở hay máy thở không xâm nhập"

Lựa chọn Mode thở phù hợp với tình trạng bệnh

B3: Cài đặt áp lực khí phù hợp

Mức CPAP khởi đầu là 3-5 cmH2O, có thể tăng dần đến 10-15 cm H2O

BiPAP: Khởi đầu với mức IPAP 8 - 10 cm H2O, có thể tăng dần 3- 5cm H2O/lần (sao cho giữ được VT ≈ 8ml/kg và nhịp thở < 25 lần / phút). Mức EPAP được điều chỉnh tương tự như với CPAP

Thời gian sử dụng hàng ngày: Tôi thiểu từ 15-18h mỗi ngày

Lưu ý quan trọng: Việc cài đặt chỉ số I (áp lực khi hít vào)/E (áp lực khi thở ra) phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng của bệnh nhân sao cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu nhất

B4: Cài đặt các tính năng thoải mái cho bệnh nhân

Các dòng máy trợ thở hiện nay đều được trang bị các tính năng thoải mái. đây là phần cài đặt bổ sung ngoài áp lực thở để giúp bệnh nhân dễ chịu từ đó dẫn đến tính tuân thủ cao và nâng cao hiệu quả điều trị

B4.1 Cài đặt thể tích mục tiêu: Target VT

Lựa chọn Mode thở phù hợp với tình trạng bệnh

B4.2 Cài đặt thời gian hít vào lớn nhất và nhỏ nhất Ti max, Ti min

Cài đặt thời gian hít vào lớn nhất và nhỏ nhất Ti max, Ti min

B4.3 Cài đặt độ nhậy của thì hít vào ( Trigger)

Cài đặt độ nhậy của thì hít vào ( Trigger)

B4.4 Cài đặt độ nhạy của thì thở ra  Cycle

Cài đặt độ nhạy của thì thở ra  Cycle

B4.5 Cài đặt tốc độ tăng dòng khí từ EPAP đến IPAP

Sử dụng cho bệnh nhân COPD 

Cài đặt tốc độ tăng dòng khí từ EPAP đến IPAP

B4.6 Cài đặt giảm áp lực thì thở ra EPR ( EPAP PRESSURE RELIF)

Sử dụng chủ yếu cho thở Cpap hoặc auto Cpap cho ngưng thở khi ngủ

Cài đặt giảm áp lực thì thở ra EPR

B5: Theo dõi bệnh nhân thở máy

Mục đích:

Đánh giá đáp ứng điều trị, tiến triển của bệnh nhân

+Phát hiện kịp thời các biến chứng để xử trí

Theo dõi: 

Lâm sàng

Sinh hiệu và tổng trạng: xấu đi hay tốt lên?

+Dấu gắng sức? Thở êm theo máy? Có rò thoát khí?

Cơ học phổi và khí máu

+Dạng sóng (Flow, Pressure, Volume); VTE; VE ; PIP

+SpO2 liên tục, khí máu động mạch (1h, 4h)

Điều chỉnh các thông số

+Bệnh nhân tăng CO2 máu: tăng IPAP mỗi lần 2 cmH2O nếu VT < 6ml/kg, để tần số thở < 25 lần/ phút, không thở co kéo và bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Tránh gây PIP vượt quá 35 cmH2O

+Bệnh nhân giảm oxy máu: tăng EPAP mỗi lần 2 cmH2O nếu SpO2 < 90% với FiO2 > 60%. Khi tăng EPAP phải tăng kèm IPAP nếu muốn giữ nguyên mức áp lực hỗ trợ.

+Duy trì SpO2 ở khoảng 90% - 95%

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Công ty TNHH thiết bị y tế Việt Hà

Địa chỉ: Số 11A Ngõ 2 đường Phương Mai, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

Hotline: 0919 739 333

Email: Viethamedical@gmail.com

Website: https://viha.vn - https://maytho.com.vn

Nguồn tham khảo: Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai, Hội Hô Hấp Việt Nam ( https:hoihohapvietnam.org)

Thảo luận về chủ đề này
https://viha.vn
Gọi điện
https://viha.vn
Nhắn tin
Danh mục
https://viha.vn
Chỉ đường
Danh sách so sánh

Giỏ hàng

icon icon