Tư vấn hỗ trợ

0919739333

Bài viết xem nhiều

Bạn đã xem

Các mode thở của máy trợ thở hay máy thở không xâm nhập

Thiết bị y tế Việt Hà | 02/11/2023

Máy trợ thở là dòng máy thở không xâm nhập ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện và tại nhà. Máy thở không xâm nhập có ưu điểm dễ dàng sự dụng, hiệu quả điều trị cao đặc biệt với các bệnh lý mãn tính như:  bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, xơ phổi , viêm phổi kẽ... hay các hội chứng ngày càng được phát hiện và điều trị như ngưng thở tắc nghẽn, ngưng thở khi ngủ...

Để giúp người nhà bệnh nhân, quý Bác sỹ và NVYT nắm và hiều được chức năng của từng mode thở hôm nay công ty Việt Hà xin giới thiệu các mode thở cơ bản của máy trợ thở hay máy thở không xâm nhập.

1. Các dòng máy trợ thở 1 mức áp lực dương CPAP, AUTO CPAP

Hầu hết các máy trợ thở dòng một mức áp lực dương ( hay còn gọi là máy trợ thở 1 chiều ) đều được trang bị 2 mode thở  là CPAP ( continuous positive airway pressure) hay còn gọi là CPAP cố định ( CPAP FIX). và mode APAP ( Auto positive airway pressure) hay còn gọi là (AUTO CPAP)

1.1 Mode thở CPAP (continuous positive airway pressure) 

Máy trợ thở CPAP là phương pháp hỗ trợ hô hấp cho người bệnh còn khả năng tự thở, bằng cách duy trì áp lực khí  cố định cài đặt trong khoảng ( áp lực dương từ 4-20 cm h20 ) và liên tục suốt chu kỳ thở. Máy sẽ đảm bảo thông khí giúp đường thở không bị xẹp và trợ lực cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân đảm bảo thông khí

 Máy CPAP thường được bác sĩ chỉ định cho:

  • Những bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ mức độ từ trung bình đến nặng ( mức trun bình AHI từ 16 đến 30 cơn/giờ, mức độ nặng AHI> 30 cơn/giờ)
  • Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ định trong những trường hợp trẻ em có hệ hô hấp không hoàn thiện như hội chứng suy hô hấp hay thiểu sản phế quản phổi.

 Mode thở CPAP

Biều đồ hoạt động của dòng khí với chế độ thở CPAP

1.2 Mode Thở Auto CPAP ( Auto positive airway pressure)

APAP là chức năng một mức áp lực dương liên tục tự động khác với Mode CPAP chỉ cho phép 1 mức áp lực cố định thì mode APAP cho phép cài đặt khoảng áp lực trong một dải

Max pressure và Min pressure. Thuật toán của máy sẽ tự động phát hiện các sự khiện ngủ ngáy, ngưng thở, giảm thở và tự động điều chỉnh áp lực phù hợp giúp đường thở không bị xẹp và duy trì thông khí suốt đêm cho bệnh nhân

Mode Thở Auto CPAP

Biểu đồ hoạt động của Mode thở Auto CPAP

Mode Thở Auto CPAP

Hình ảnh bệnh nhân sử dụng máy trợ thở tại nhà

2. Các dòng máy thở BiPAP (Bilevel positive airway pressure)

Thở máy không xâm nhập nhập BiPAP (Bilevel positive airway pressure) – áp lực dương hai thì ( hai mức áp lực dương, áp lực dương thể hít vào IPAP và áp lực dương thì thở ra EPAP), là phương pháp hỗ trợ ưu tiên cho những bệnh nhân COPD ở giai đoạn nặng. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng mình lợi ích to lớn của máy thở trong điều trị tăng khí CO2 máu trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Những nghiên cứu này đều chỉ ra rằng: thở máy giúp cải thiện triệu chứng, giảm thời gian nằm viện, giảm nguy cơ phải đặt ống nội khí quản, và giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân đợt cấp của COPD có tăng khí CO2 máu

Các mode thở của máy BiPAP cơ bản gồm có : Mode S, Mode T, Mode ST

2.1 Mode S (Spontaneous)

(Spontaneous): hay còn được gọi là mode tự động. Đây là chế độ tự thở của bệnh nhân,  máy trợ thở sẽ hỗ trợ bằng cách chuyển hóa áp suất thở ra và hít vào của bệnh nhân. Ở chế độ này máy sẽ tự động đồng bộ theo nhịp thở của bệnh nhân thông qua các cảm biến ở thì hít vào ( IPAP)  và thì thở ra (Epap)

Thì hít vào IPAP: (Inspiratory positive airway pressure) giúp cải thiện trao đổi khí (↑PaO2 )

Thì thở ra EPAP: (Expiratory positive airway pressure) giúp cải thiện thông khí (↓PaCO2 ) và giảm công thở

Xem thêm: "Áp lực dương thì hít vào, thở ra IPAP là gì, EPAP là gì?"

Các dòng máy thở BiPAP

Biểu đồ hoạt động của mode thở tự động Mode S

2.2 Mode T (Timed)

Mode T (Timed) hay còn gọi là mode thở hẹn giờ hoặc mode thở cưỡng bức tức là sau khi xác lập tần số thở mỗi phút  BPM ( breaths per minute ) và thời gian hít vào, thiết bị sẽ một cách tự động chuyển hóa giữa áp suất hít vào và thở ra ép theo như thông số đã sắp đặt mà không phụ thuộc vào nhịp thở của bệnh nhân

Các dòng máy thở BiPAP

Biểu đồ hoạt động của Mode thở Timed Mode T

2.3 Mode thở S/T (Spontaneous/Timed)

Mode thở S/T hay còn được gọi là mode thở tự động/ hẹn giờ đây là mode thở được dùng rộng rãi nhất cho các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD giai đoạn nặng có tặng co2 trong máu. Ở chế độ này Thiết bị làm ở chế độ S nếu hơi thở bệnh nhân bình thường. Thiết bị sẽ chuyển sang chế độ T nếu khoảng cách nhịp thở tự phát của bệnh nhân vượt quá tần số hô hấp xác lập.

Các dòng máy thở BiPAP

Biểu đồ hoạt động của mode thở S/T

Ngoài việc hiều về chi tiết, chức năng của từng mode thở quý Bác sỹ và nhân viên y tế cũng cần cài đặt dải áp lực phù hợp với bệnh nhân và các tính năng thoải mái tăng thêm để người bệnh thở máy có được cảm giác dễ chịu từ đó sẽ có được tính tuân thủ cao và sẽ đạt được kết quả diều trị tốt nhất

Kính chúc quý Bác sỹ và nhân viện y tế luôn luôn có được một sức khỏe tốt để có thể điều trị và giúp đỡ được nhiều bệnh nhân hơn nữa đặc biệt là bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD và hội chứng ngưng thở khi ngủ OSA. Vietha medical Xin chân thành cám ơn !

Xem thêm: "Hướng dẫn cài đặt và vận hành máy trợ thở BiPAP, CPAP "

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Công ty TNHH thiết bị y tế Việt Hà

Địa chỉ: Số 11A Ngõ 2 đường Phương Mai, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

Hotline: 0919 739 333

Email: Viethamedical@gmail.com

Website: https://viha.vn - https://maytho.com.vn

Nguồn tham khảo: Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai, Hội Hô Hấp Việt Nam ( https:hoihohapvietnam.org)

Thảo luận về chủ đề này
https://viha.vn
Gọi điện
https://viha.vn
Nhắn tin
Danh mục
https://viha.vn
Chỉ đường
Danh sách so sánh

Giỏ hàng