Bạn đã xem
Hướng dẫn cách sử dụng nhiệt kế điện tử
Hiện nay, nhiệt kế điện tử được sử dụng khá phổ biến, vậy cách sử dụng như thế nào là đúng cách và dùng trong những trường hợp nào? Qua bài viết dưới đây, Y tế Việt Hà sẽ hướng dẫn bạn sử dụng nhiệt kế điện tử một cách chi tiết và đúng kỹ thuật, bạn cùng theo dõi nhé !
1. Sử dụng nhiệt kế điện tử đo ở vị trí nào là tốt nhất?
1.1 Định nghĩa nhiệt kế điện tử:
Nhiệt kế điện tử hay nhiệt kế hồng ngoại điện tử là vật dụng phổ biến cũng như rất quan trọng của các hộ gia đình, đặc biệt là nhà có người già cũng như trẻ nhỏ. Đây là dòng nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ cơ thể thông qua công nghệ cảm ứng bức xạ hồng ngoại.
Nhiệt kế điện tử
1.2 Ưu điểm của khi sử dụng nhiệt kế:
- Đơn giản, dễ sử dụng, tốc độ đo nhanh chóng: nhiệt kế điện tử là loại đo lường nhiệt độ chính xác cao, hiện kết quả nhanh khoảng vài giây chưa đầy một phút.
- An toàn: dùng để đo nhiệt độ cơ thể thông qua công nghệ cảm ứng bức xạ hồng ngoại, không chứa thuỷ ngân, nên khi vỡ cũng không nguy hiểm cho người dùng, những loại nhiệt kế chứa thuỷ ngân rất nguy hiểm vì khi vỡ có thể gây ngộ độc.
1.3 Các vị trí tốt nhất để đo
Ngày nay thời đại phát triển, nhiệt kế hồng ngoại cũng dần thay thế những loại nhiệt kế truyền thống. Nhiệt kế này có nhiều loại, dễ sử dụng và đặc biệt có tính an toàn cao. Tuỳ từng loại mà có cách sử dụng ở các vị trí khác nhau như: tai, miệng, nách, trán,... Lưu ý ở trẻ em, không nên đo nhiệt kế ở miệng, trẻ em có thể vô tình cắn vỡ, rất là nguy hiểm, hơn hết đo ở nách cũng sạch sẽ và vệ sinh hơn so với đường miệng, tránh các bệnh truyền nhiễm không đáng có xảy ra.
2. Cách sử dụng nhiệt kế điện tử
2.1 Lưu ý trước khi đo
Phải đảm bảo vệ sinh thật sạch sẽ nhiệt kế trước khi đo ở bất cứ vị trí nào để tránh khỏi việc nhiễm khuẩn không đáng có, nhất là ở miệng, điều này rất đáng quan ngại vì có thể gây ra các bệnh về đường miệng, về đường hô hấp,....
2.2 Cách sử dụng nhiệt kế điện tử
2.2.1 Cách sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ ở hậu môn
Phải đảm bọc dùng túi hay giấy bọc lại nhiệt kế trước khi đo:
- Dùng dầu bôi trơn để dễ dàng hơn trong việc đo nhiệt độ.
- Bật nhiệt kế điện tử lên rồi bắt đầu sử dụng.
- Đặt nhẹ đầu đo vào hậu môn khoảng 1-3 cm.
- Chờ đợi cho đến khi nhiệt kế phát ra tín hiệu gì đó thì bạn biết mình đã đo xong.
-
Nếu nhiệt độ > 37°C thì chứng tỏ bạn đã bị sốt, bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để được thăm khám an toàn.
-
Sát trùng nhiệt kế lại sau khi sử dụng để đảm bảo vệ sinh.
2.2.2 Cách sử dụng nhiệt kế đo ở nách
Hình ảnh đo nhiệt kế ở nách
- Bật nhiệt kế lên để bắt đầu sử dụng
- Đảm bảo nách của bệnh nhân khô ráo, đặt nhiệt kế vào da và chú ý không để đè lên trên áo vì như vậy kết quả đo sẽ sai lệch
- Giữ cố định nhiệt kế khoảng vài giây bằng cách gập tay lại
- Chờ đợi cho đến khi nhiệt kế phát ra tín hiệu gì đó thì bạn biết mình đã đo xong
- Nếu nhiệt độ > 37°C thì chứng tỏ bạn đã bị sốt, bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để được thăm khám an toàn.
2.2.3 Cách sử dụng nhiệt kế đo ở miệng
Hình ảnh đo nhiệt kế ở miệng
- Lưu ý không nên sử dụng nước nóng và nước lạnh trước khi đo.
- Bật nhiệt kế lên rồi bắt đầu sử dụng.
- Đặt nhiệt kế nhẹ nhàng dưới lưỡi rồi ngậm chặt miệng lại, hãy giữ mình thoải mái, hít thở sâu và tuyệt đối không được cắn nhiệt kế.
- Chờ khoảng vài giây đến khi nhiệt kế phát ra tiếng bíp bíp hoặc tín hiệu nào đó thì bạn đã đo xong.
- Nếu nhiệt độ > 37°C thì chứng tỏ bạn đã bị sốt, bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để được thăm khám an toàn..
2.2.4 Cách sử dụng nhiệt kế đo ở trán
Hình ảnh đo nhiệt kế điện tử ở trán
Lưu ý trán phải sạch mồ hôi, khô ráo trước khi đo nhiệt độ:
- Bật lên rồi bắt đầu sử dụng.
- Đưa nhiệt kế vào vùng trung tâm của trán rồi giữ chặt trong khoảng vài giây.
- Khi có kết quả, nhiệt kế sẽ phát ra tiếng kêu “bíp bíp bíp”, nếu kết quả > 37°C thì chứng tỏ bạn đã bị sốt, bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để được thăm khám an toàn.
2.2.5 Cách sử dụng nhiệt kế đo ở tai
Hình ảnh đo nhiệt kế điện tử ở tai
Trước khi đo, bạn không nên vận động nhiều sẽ khiến cơ thể bạn nhiệt độ tăng cao và kết quả sẽ cho ra không chính xác:
Ấn nút để bật nhiệt kế sử dụng.
Kéo nhẹ tai, để vành tai thẳng, đặt nhẹ nhàng nhiệt kế vào bên trong, đầu đo phải hướng vào màng nhĩ để mang lại độ chuẩn xác cao.
Chờ khoảng vài giây, nhiệt kế đo xong sẽ phát ra tín hiệu, nếu >37°C thì cơ thể bạn đang có vấn đề, nên đi thăm khám ngay để đảm bảo sức khỏe.
Lưu ý: Đối với trẻ em sơ sinh không nên đo ở tai do độ chính xác không cao vì tai em bé luôn ẩm ướt.
Trên đây là những cách sử dụng nhiệt kế điện tử sao cho chi tiết và đúng kỹ thuật nhất, bạn có thể tham khảo để tránh trường hợp sử dụng sai lệch, ảnh hưởng đến kết quả đo lường cũng như tình trạng sức khoẻ của bạn.
2.3 Tác hại của việc sử dụng sai cách
Nếu bạn sử dụng nhiệt kế sai cách thì kết quả đo của bạn sẽ bị sai lệch, không chuẩn xác, bạn không cảm thấy ổn với kết quả hiện lên trên nhiệt kế thì nên đo lại thật chuẩn bằng cách tham khảo các bài viết trên mạng, hoặc đến những nơi người có chuyên môn giúp đỡ.
3. Hướng dẫn mua nhiệt kế hồng ngoại điện tử
-
Bạn nên lựa chọn những loại nhiệt kế có thương hiệu, phổ biến được nhiều người biết đến
-
Lựa những dòng sản phẩm được bộ y tế công nhận, có giấy kiểm định, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh hàng giả, hàng nhái, “tiền mất tật mang”,..
-
Những tính năng quan trọng của một nhiệt kế điện tử: màn hình hiển thị, thiết bị phát tín hiệu, tốc độ đo, kết quả chuẩn sát,...
-
Giá thành cũng rất quan trọng, bạn nên tìm hiểu sản phẩm trước khi mua để tránh trường hợp bị đẩy giá cao.
Những dòng nhiệt kế điện tử khá phổ biến hiện nay: Omron, Microlife, Beurer, Laica,...
Xem thêm tại https://viha.vn/ để được sẵn sàng tư vấn 24/24 bạn nhé !
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết cách sử dụng nhiệt kế điện tử được viết bởi Y tế Việt Hà. Nếu bạn đang sở hữu một chiếc nhiệt kế hồng ngoại điện tử, hãy tìm hiểu và sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn, việc đó sẽ giúp ích cho bạn và tránh những rủi ro khi dùng sai cách !