Bạn đã xem
Các thói quen hàng ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường ( bệnh đái tháo đường ) theo y học là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.
Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.
Tham khảo : Biến chứng của bệnh tiểu đường
Thói quen sinh hoạt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngồi suốt nhiều giờ.
Có thể thấy, đa số chúng ta dành rất nhiều thời gian trong ngày chỉ để ngồi, dù làm việc tại công sở, thư giãn tại nhà hay di chuyển bằng ô tô, xe máy… Thời gian ngồi lâu được cho là làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường do ảnh hưởng tới kiểm soát chuyển hóa glucose. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh rằng, nếu ngồi quá lâu có thể giảm chức năng của các cơ xương, tim và phổi.
Nhóm nghiên cứu tiết lộ rằng nếu chúng ta giảm thời gian ngồi và chỉ cần dành 30 phút mỗi ngày cho việc tập thể dục nhẹ có thể làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tiểu đường tuýp 2 bệnh tim mạch và ung thư. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí y khoa “American Journal of Epidemiology”.
Không vận động, tập luyện thể dục thể thao
Đặc biệt đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, vận động thường xuyên sẽ giúp kiểm soát đường máu, và tăng khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể.
Người bị bệnh đái tháo đường tập thể dục đều đặn sẽ giúp:
- Giảm lượng đường trong máu và cải thiện khả năng sử dụng glucose của cơ thể.
- Tăng tác dụng của insulin. Khi tập thể dục đều đặn, liều insulin cần thiết có thể giảm.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ làm giảm cholesterol xấu (LDL), và tăng cholesterol tốt (HDL).
- Cải thiện được huyết áp khi huyết áp cao ở mức nhẹ và trung bình.
- Làm tăng hiệu quả của tim, phổi, và hệ thống tuần hoàn cả khi nghỉ cũng như khi làm việc. Cải thiện khả năng vận chuyển oxy làm tăng độ dẻo dai và sức chịu đựng của cơ thể.
- Duy trì và tăng cường sự linh hoạt của khớp: giúp bạn dẻo dai và giữ thăng bằng tốt.
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể: giúp đốt bỏ năng lượng dư thừa (dự trữ ở tế bào mỡ), từ đó giúp giảm cân hoặc duy trì trọng lượng của cơ thể.
- Giúp chế ngự căng thẳng (stress) trong sinh hoạt hằng ngày. Qua tập thể dục bạn có nhiều năng lượng hơn, thư giãn hơn và sẽ cảm thấy ít mệt hơn.
- Các nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, việc luyện tập thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Vận động làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Thường xuyên thức khuya
Việc thức đêm thường xuyên có thể gây xáo trộn, rối loạn nhịp sinh học bình thường của cơ thể. Điều này dễ dẫn đến sự rối loạn các hoạt động khác, trong đó có hoạt động chuyển hóa đường, khiến đường huyết tăng cao hoặc thay đổi thất thường
Thức khuya ảnh hưởng tới sự luân chuyển đường trong máu
Thói quen ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết của bạn
Không ăn sáng
Có nhiều thói quen hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thật bất ngờ, bỏ qua bữa sáng lại là một trong những thói quen làm tăng nguy cơ tiểu đường loại 2
Nghiên cứu cho thấy rằng bỏ bữa sáng dù chỉ 1 ngày một tuần cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên 6%.
Điều đáng kinh ngạc là nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc bỏ bữa sáng 4 - 5 ngày một tuần sẽ làm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng vọt lên con số gây sốc 55%.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng cứ mỗi ngày bỏ bữa sáng trong tuần, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lại tăng lên và đạt mức tối đa ở ngày thứ 5.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở những người ăn sáng không đều đặn, cao hơn 32% so với những người không bao giờ bỏ bữa sáng.
Ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều tinh bột, đồ ngọt có ga, thực phẩm có lượng đường cao.
Người bị bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến lượng tinh bột trong chế độ ăn của mình, vì chất này ảnh hưởng đến mức đường huyết nhanh hơn nhóm chất đạm và chất béo.
Tinh bột có trong thức ăn ngọt, trái cây, sữa, sữa chua, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì sợi, khoai tây, và một số rau quả khác.
Nếu bạn lấy vào quá nhiều tinh bột nhiều hơn mức insulin có thể chuyển hóa được, đường huyết của bạn sẽ tăng.
Nước uống có ga hoặc những thực phẩm có màu sắc sặc sỡ chưa lượng đường cao cũng ảnh hưởng rất nhiều đến mức đường huyết trong máu của bạn
Ăn ít rau xanh và thực phẩm nhiều chất xơ
Chất xơ giúp kiểm soát đường huyết. Chúng cũng có vai trò giúp hạ cholesterol xấu trong cơ thể (LDL-cholesterol). Chất xơ đóng vai trò vô cùng quan trọng với những người mắc bệnh tiểu đường vì bản thân nó không làm tăng lượng đường huyết nguyên nhân do nó không thể tiêu hóa, giúp đẩy lùi những tác động của chất carbohydrate trong thực phẩm tạo ra nhiều năng lượng làm tăng đường máu của người mắc bệnh. Khi bạn ăn chất xơ ruột sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn và làm chậm quá trình tăng glucose ở trong máu.
Tiêu chuẩn về lượng chất xơ trong bữa ăn cần cung cấp cho cơ thể mà ADA khuyến cáo là mỗi ngày 20-50g. Vấn đề cần chú ý để đạt được những mục tiêu là bữa ăn phải có sự phối hợp khoa học. Những người mắc bệnh đái tháo đường cần ăn thêm thực phẩm như yến mạch, kiều mạch, khoai môn và các loại rau tươi.
Cần nhớ rằng không phải tất cả các loại chất xơ đều có tác dụng giống nhau cho sức khỏe của bạn. Về cơ bản, chất xơ có khả năng kiểm soát và cải thiện lượng đường trong máu rất tốt. Nhưng chất xơ hòa tan có trong những thực phẩm như bột yến mạch, các loại hạt, cám yến mạch, đậu lăng, táo, lê, dâu tây, quả việt quất... rất dễ hòa tan trong nước, có thể làm giảm cholesterol bằng cách khi bài tiết ra khỏi cơ thể nó mang theo các cholesterol dư thừa.
Các loại thực phẩm ảnh hưởng tới đường huyết của bạn
Không theo dõi các chỉ số đường huyết thường xuyên.
Một trong những nguyên nhân vô cùng quan trọng dẫn đến bệnh tiểu đường là bạn không biết được mức đường huyết trong máu của bạn là bao nhiêu. Bạn không biết được bạn có mắc tiểu đường hay không. Từ đó thói quen sinh hoạt ăn uống của bạn cũng sẽ không được điều chỉnh.
Việc đầu tiên bạn cần làm kể cả là bạn chưa mắc bệnh tiểu đường là sắm ngay một bộ máy đo đường huyết tại nhà và tiến hành kiểm tra đường huyết thường xuyên.
Việc sử dụng máy đo đường huyết tại nhà hiện nay vô cùng đơn giản.
Đo đường huyết bằng máy đo đường huyết
Cách sử dụng máy đo đường huyết.
Cách sử đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết vô cùng đơn giản :
-
Rửa tay bằng nước ấm, sau đó lau khô tay trước khi đo
-
Lắp kim lấy máu vào ống bút
-
Điều chỉnh độ sâu của kim phù hợp với loại da của bạn.
-
Lắp que thử đường huyết vào máy đo đường huyết. Code của que thử phải trùng khớp với mã code hiện trên máy. Sau khi lấy que thử nhanh chóng đóng lọ que thử để tránh độ ẩm xung quanh tác động lên các que khác.
-
Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về
-
Đặt kim chích ở mép ngoài cạnh đầu ngón tay và bấm chích máu. Ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay, kim lấy máu sẽ đâm nhẹ vào ngón tay của bạn.
-
Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên phần que thử trên máy đo.
-
Dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu.
-
Đợi máy hiện thử kết quả và vệ sinh dụng cụ theo đúng hướng dẫn.
Tham khảo : Hướng dẫn sử dụng que thử đường huyết
Kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường huyết
Tham khảo : Địa chỉ bán máy đo đường huyết uy tín tại Hà Nội
Các chỉ số đường huyết bạn nên biết.
Theo khuyến cáo từ Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA): mức đường huyết của người bình thường và phụ nữ đang mang thai như sau:
Chỉ số đường huyết của người bình thường.
|
Trước bữa ăn |
1-2h tính từ lúc bắt đầu ăn |
Người trưởng thành(không mang thai) |
4.4-7.2 mmol/L ( xấp xỉ 80-130 mg/dL) |
Ít hơn 10 mmol/L( hoặc ít hơn 180mg/dL)
|
Phụ nữ đang mang thai |
4.4-7.2 mmol/L ( xấp xỉ 80-130 mg/dL) |
1h tính từ lúc bắt đầu ăn: ≤7.8 mmol/L( hoặc ≤ 140mg/dL)
2h tính từ lúc bắt đầu ăn: ≤6.7 mmol/L (hoặc ≤ 120mg/dL |
-
Chỉ số đường huyết lúc đói ( trong khoảng 8h chưa ăn): >7 mmol/l ( tức là trên 126 mg/dL) thì có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Bạn cần đo liên tiếp 2 lần để có kết quả chính xác nhất. Trong trường hợp bạn đo lại mà chỉ số đường huyết dưới 6,1 mmol/l ( tức là dưới 110mg/dL) thì nên đem kết quả qua bác sỹ để được nghe tư vấn.
-
Chỉ số đường huyết lúc đói từ 6,1-7 mmol/L(110-126 mg/dL) thì bạn nằm trong giai đoạn rối loạn đường huyết lúc đói. Nếu đang nằm trong khoảng chỉ số này, bạn cần có chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp để tránh bệnh tiến triển nặng thêm.
Chỉ số đường huyết ở người bệnh tiểu đường đang dùng thuốc.
-
Khi sử dụng thuốc, lý tưởng nhất là các chỉ số đường huyết của người bị mắc bệnh tiểu đường sẽ trở về mức như người bình thường.
-
Nếu mức đường huyết vẫn cao hơn hoặc thấp hơn bình thường, bạn cần tham khảo ý kiến lại bác sĩ để điều chỉnh thuốc hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt để đạt được mục tiêu điều trị. Mức đường huyết xuống mức quá thấp, người bệnh có thể gặp tình trạng hạ đường huyết, rất nguy hiểm.
Tham khảo : Các lỗi thường gặp của máy đo đường huyết
Các mẫu máy đo đường huyết chuẩn xác nhất
Một số mẫu máy đo đường huyết hiện đại đạt độ chính xác cao như :
- Máy đo đường Accu- chek guide
- Máy đo đường huyết Accu-chek performa
- Máy đo đường huyết Accu-chek instant
- Máy đo đường huyết Accu-chek active
- Máy đo đường huyết Contour ts
- Máy đo đường huyết Contour plus
- Máy đo đường huyết On call plus.
Máy đo đường huyết
Thiết bị y tế việt hà- Đơn vị phân phối các sản phẩm máy đo đường huyết uy tín nhất Hà nội.
Với kinh nghiệm lâu năm Thiết bị y tế việt hà phân phối tất cả các dòng sản phẩm máy đo đường huyết chính hãng của các thương hiệu nổi tiếng
Ngoài ra chúng tôi còn phân phối nhiều sản phẩm thiết bị y tế khác như : máy tạo oxy , máy trợ thở , máy đo SpO2, máy tăm nước , bồn ngâm chân ..vv
Ngoài việc giao hàng vận chuyển lắp đặt tại Hà Nội . Chúng tôi còn hỗ trợ giao hàng tận nơi trên toàn quốc
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi
Công ty TNHH thiết bị y tế Việt Hà.
Địa chỉ : Số 11a Ngõ 2 Phương Mai - Đống Đa- Hà Nội.
Hotline liên hệ : 0834.362.888 - 0919.739.333
Website : viha.vn - ytevietha.com