Tư vấn hỗ trợ

0919739333

Bài viết xem nhiều

Bạn đã xem

Bệnh Nhân Covid-19, Hậu Covid-19 Khi Nào Cần Thở Oxy

Thiết bị y tế Việt Hà | 09/03/2022

Cùng với sự lây lan nhanh chóng và những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Covid-19 đang là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức y tế trên toàn cầu. Covid-19 gây ra rất nhiều tổn thương ở các cơ quan bộ phận trong cơ thể như tim mạch, thần kinh, tâm thần, giấc ngủ, nhưng quan trọng nhất phải kể đến đó chính là tổn thương phổi gây khó khăn cho bệnh nhân trong quá trình hô hấp. Vì vậy, bệnh nhân Covid-19, hậu Covid-19 khi nào cần thở oxy là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, Thiết bị Y Tế Việt Hà sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về vấn đề này.

I. Bệnh nhân Covid-19, hậu Covid-19 khi nào cần thở oxy

Khi bệnh nhân mắc Covid 19, virus sẽ tấn công vào các phế nang, làm phế nang phù nề dẫn đến dịch tiết tăng. Khi dịch tiết đã lấp đầy, lòng phế nang và phế quản sẽ dần nhỏ lại nên không khí không thể trao đổi oxy với máu. Nếu bệnh nhân trong tình trạng nhẹ, khi chụp X-quang, phổi vẫn có hình mờ. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân trở nặng thì phổi gần như đông đặc trắng xóa. Do đó, oxy trong máu liên tục giảm dù bệnh nhân có thở mạnh, thở gấp.

Bệnh nhân Covid-19, hậu Covid-19 khi nào cần thở oxy

Nếu bạn muốn biết bệnh nhân Covid-19, hậu Covid-19 khi nào cần thở oxy, bạn phải theo dõi và chú ý đến những phản ứng của cơ thể khi thiếu oxy như:

 

Người tím tái, khó thở, thở nhanh, thở gấp.
Cơ thể trở nên khó chịu, vật vã, cảm giác như bị kích thích.
Ra nhiều mồ hôi
Đau đầu, buồn nôn.
Tim đập nhanh, rối loạn.
Mắt mờ, thị lực giảm 
Ý thức giảm sút, lơ mơ.
Huyết áp tăng cao…
Chỉ số Spo2 dưới 93%.

 

Đây là những dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang thiếu oxy và là lúc cần dùng máy thở oxy để hỗ trợ hô hấp.

II. Giải pháp hô hấp hiệu quả cho bệnh nhân Covid-19

Khi bệnh nhân có dấu hiệu chuyển biến nặng, việc hỗ trợ oxy trong giai đoạn này vô cùng quan trọng. Vậy nên, ngoài việc tìm hiểu bệnh nhân Covid-19, hậu Covid-19 khi nào cần thở oxy, bạn nên biết thêm về những giải pháp hỗ trợ ở những giai đoạn khác nhau của bệnh nhân. Hiện nay có một số cách hỗ trợ hô hấp phổ biến như sau.

1. Thở oxy qua cannula mũi

Thở oxy qua cannula mũi

Đây là giải pháp hỗ trợ oxy qua 2 ống nhỏ được đưa vào mũi, dây vắt qua tai. Biện pháp này giúp cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho bệnh nhân. Thở oxy qua cannula mũi thường là lựa chọn ban đầu cho những bệnh nhân cần hỗ trợ thở oxy.

 

Với phương pháp thở oxy qua cannula mũi, hàm lượng oxy cung cấp có thể lên tới 6 lít/phút và nồng độ oxy qua khí thở vào đạt đến 40% trong khi đó thở qua không khí chỉ có 21%.

2. Thở oxy qua mặt nạ (mask)

Thở oxy qua mặt nạ

Thở oxy qua mặt nạ là phương pháp dùng mặt nạ làm tăng thêm nồng độ oxy khí thở vào, giúp cung cấp đủ khí oxy cho bệnh nhân. Khi sử dụng phương pháp này, bệnh nhân sẽ được úp một mặt nạ nhựa dẻo vào mặt và dòng oxy có tốc độ cao sẽ đi vào. So với phương pháp cannula mũi, bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ đạt hiệu quả cao hơn, lưu lượng đi vào lớn hơn và nồng độ có thể lên đến 15 lít/phút. Phương pháp cung cấp oxy này thường áp dụng cho những bệnh nhân khó thở và đang tìm nhiều cách hỗ trợ khác nhau. 

3. Thở oxy dòng cao

Thở oxy dòng cao

Quá trình hỗ trợ thở oxy dòng cao diễn ra như sau: Dòng oxy được máy hòa trộn rồi cung cấp qua ống dẫn đường kính lớn đến mũi với tốc độ dòng chảy  cao lên đến 60 lít/phút, nồng độ oxy có thể tới 100%. Dòng khí oxy lưu lượng cao này làm nồng độ oxy máu tăng nhanh, áp suất trong phế nang tăng kể cả khi bệnh nhân thở ra, mở nhiều phế nang tham gia hô hấp, chống tình trạng xẹp phổi. Tác dụng của thở oxy dòng cao rất hiệu quả, giúp cho nhiều người bệnh cải thiện hô hấp và không phải đặt nội khí quản thở máy xâm nhập.


>>> Có thể bạn quan tâm: Máy tạo oxy

III. Một số cách hỗ trợ cho bệnh nhân ở giai đoạn nặng

Bệnh nhân Covid-19, hậu Covid-19 khi nào cần thở oxy? Câu trả lời là khi bệnh nhân có các dấu hiệu thiếu oxy cơ bản thông qua những phản ứng của cơ thể. Tuy nhiên, những phương pháp trên đây chỉ cung cấp nồng độ oxy cao trong khí mà bệnh nhân thở và việc thở vẫn phải do bệnh nhân chủ động. Trong trường hợp bệnh nhân khó thở, không chủ động thở được thì cần có sự hỗ trợ của máy thở để tạo áp lực dương, giúp bệnh nhân hít vào.

1. Thở máy không xâm nhập CPAP và BIPAP

Hiện nay, máy thở không xâm nhập là loại máy thở đơn giản nhất, tạo áp lực dương ở mặt nạ úp vào mũi và miệng bệnh nhân. Tuy nhiên trong dịch COVID-19 này, máy thở không xâm nhập không được dùng nhiều, các bác sĩ khuyến cáo nên thở oxy dòng cao nếu không hiệu quả thì chuyển sang thở máy xâm nhập.

Thở máy không xâm nhập CPAP và BIPAP

2. Thở máy xâm nhập

Gọi là xâm nhập vì lúc này người bệnh cần được đặt nội khí quản hoặc ống mở khí quản, tức là phải làm các thủ thuật xâm nhập vào bệnh nhân. Chính vì vậy thiết bị này chỉ sử dụng trong bệnh viện và nhân viên cần được đào tạo kỹ. Khi bắt đầu cho bệnh nhân thở, bác sĩ sẽ lần lượt chọn loại kiểu thở (mode), tần số thở (f), lượng khí thở vào (Vt), tỷ lệ thời gian giữa thở vào - thở ra (I/E) và nồng độ oxy trong dòng khí thở vào (FiO2).

 

Trong quá trình cho bệnh nhân thở máy xâm nhập, điều dưỡng hoặc bác sĩ phải luôn trực để kịp thời xử lý các sự cố, tránh để lại hậu quả đáng tiếc cho bệnh nhân. Cách 30 phút bác sĩ sẽ tiến hành thử nồng độ oxy trong máu động mạch để điều chỉnh các thông số trên cho phù hợp.

Thở máy xâm nhập

3. ECMO (Tim phổi nhân tạo)

Trường hợp này bệnh nhân đã rơi vào tình trạng xấu nhất, phổi đã tổn thương đông đặc hoàn toàn. Lúc này, thở máy xâm nhập cũng không có kết quả, do đó phải dùng tới biện pháp cuối cùng là tim phổi nhân tạo. Máu của người bệnh sẽ dẫn ra ngoài và được trao đổi oxy trong máy rồi bơm trở lại vào người. hiện nay, loại máy này có rất ít và hy vọng không có trường hợp  nào phải dùng tới biện pháp cuối cùng này.

ECMO (Tim phổi nhân tạo)

IV. Mua máy tạo oxy ở đâu tại Hà Nội

Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Việt Hà là đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối các dòng máy tạo oxy, máy trợ thở...Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư y tế tay nghề cao, am hiểu về máy móc. Bên cạnh đó công ty cũng có được sự hỗ trợ của các bác sĩ đầu ngành về hô hấp, tim mạch đang làm việc tại các bệnh viện tuyến cuối như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện lão khoa TW, Phổi TW, viện tim mạch...

 

>>>Xem thêm: Cách sử dụng máy thở oxy tại nhà đúng cách

 

Ngoài việc phân phối các sản phẩm máy tạo oxy chính hãng của các thương hiệu nổi tiếng chúng tôi cũng hỗ trợ bảo hành, sửa chữa máy tạo oxy, thu cũ đổi mới các loại máy tạo oxy...

 

Thông tin liên hệ:
Địa chỉ công ty: Số 11a ngõ 2 phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
SĐT liên hệ: 0834.362.888-  0919.739.333
Website: https://viha.vn

 

Hi vọng với những thông tin mà Thiết Bị Y Tế Việt Hà chia sẻ trên đây, các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bệnh nhân Covid-19, hậu Covid-19 khi nào cần thở oxy. Ngoài ra, để tiện chăm sóc và nắm được tình hình sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn nên chuẩn bị những thiết bị y tế cần thiết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi, Thiết Bị Y Tế Việt Hà sẽ giải đáp, cung cấp giải pháp và tư vấn hỗ trợ nhiệt tình cho các bạn. Chúc các bạn bình an trong đại dịch!

Thảo luận về chủ đề này
https://viha.vn
Gọi điện
https://viha.vn
Nhắn tin
Danh mục
https://viha.vn
Chỉ đường
Danh sách so sánh

Giỏ hàng