Tư vấn hỗ trợ

Hà Nội - 0919739333

Bài viết xem nhiều

Bạn đã xem

Máy thở không xâm nhập là gì?

Thiết bị y tế Việt Hà | 04/04/2020

Máy thở không xâm nhập là gì?

Máy thở không xâm nhập thực tế là máy thở hỗ trợ thở máy không xâm nhập. Thở máy không xâm nhập (NIPPV) bao gồm : Thở máy hai mức áp lực dương (BiPAP) và Thở máy áp lực dương liên tục (CPAP).

CPAP (Continuous Positive Airway Pressure) là cài đặt một áp lực trong suốt thời kỳ thở vào và thở ra để làm thông những đường thở nhỏ và giữ các phế nang không bị xẹp cuối kỳ thở ra nhằm mục đích: chống lại xẹp đường thở và phế nang do ứ dịch; Tăng cƣờng trao đổi khí; Di chuyển dịch ở trong phế nang vào trong mạch máu; Làm giảm công thở của bệnh nhân.

CPAP giúp bệnh nhân tự thở, máy thổi một dòng khí vào phổi BN tạo ra áp lực dương liên tục trên đường thở.

BiPAP (Bilevel Positive Airway Pressure) bao gồm: IPAP: áp lực dương thở vào, tương đương với PSV và EPAP: áp lực dương thở ra, tương đương với PEEP

BiPAP là mode thở hổ trợ hô hấp với 2 mức áp lực đƣờng thở: thì hít vào(IPAP) và thở ra (EPAP). Được thiết kế kèm chức năng Auto-Trak và IPAP Rise-Time để tạo hiệu quả thông khí tối ưu.

Thở máy không xâm nhập (NIPPV - Noninvasive Positive Pressure Ventilation) là phương thức thở mà bệnh nhân thở tự nhiên nhưng bị áp đặt một áp lực dương liên tục (CPAP) hay áp lực dương hai mức (BiPAP) trong suốt chu kỳ hô hấp.

Khi áp dụng mode thở này bắt buộc bệnh nhân phải tỉnh táo và cơ hô hấp còn hoạt động được và tránh được phải dùng mode thở xâm lấn mà gây nhiều biến chứng và tác dụng phụ cho bệnh nhân.

Máy thở không xâm nhập là gì?

Sử dụng máy trợ thở không xâm nhập cho người mắc bệnh về đường hô hấp

Lịch sử của máy thở không xâm nhập

Năm 1832: Máy thở thùng (tank respirator) do Bác sĩ John Dalziel ngườiScotland khởi xướng-

1920 - 1950 : Thời kỳ dịch bại liệt hoành hành, máy thở không xâm nhập áp lực âm được dùng rộng rải với nhiều kiểu máy khác nhau: Máy thở thùng , giường lục lạc ( rocking bed), phổi sắt (iron lung), máy thở áo giáp (cuirass respirator).

1952 : trong trận đại dịch bại liệt Copenhagen, sử dụng thông khí áp lực dương xâm lấn thay cho thông khí áp lực âm KXL, vì thiếu máy thởnên hai Bác sĩ ngƣời Đan Mạch Lassen và Ibsen đã phát triển kỷ thuật mở khí quản và thông khí áp lực dương bằng tay ngắt quảng đã thành công mỹ mãn.

1973 : Một tai nạn rớt may bay Boeing 707 ở Pháp làm 125 ngƣời chết và 3 người sống sót bị suy hô hấp do chấn thương nặng. Bác sĩ Georges Boussignac (Pháp) đã dùng một bao nylon chùm kín đầu và cho thở với dòng khí có áp lực lớn hơn áp lực khí quyển CPAP đầu tiên ra đời

1980 : CPAP được dùng điều trị suy hô hấp ở bệnh nhân khó thở lúc ngủ.

Sau 1980 đƣợc dùng rộng rải với nhiều nguyên nhânsuy hô hấp khác nhau và ở nhiều khoa khác nhau (ICU, CCU, phòng mổ … )

Máy trợ thở CPAP dùng cho người mắc bệnh ngưng thở khi ngủ

Đặc điểm của thở không xâm nhập

Áp lực dương làm nở phổi: Cải thiện trao đổi khí; Giảm công hô hấp; Không cần đặt NKQ hoặc MKQ; Dễ chịu hơn; Giảm nguy cơ biến chứng do NKQ hoặc MKQ; Đơn giản, hiệu qủa và chi phí thấp; Dễ sử dụng trong BV và gia đình;  Cải thiện chất lượng cuộc sống.

Lợi ích: Tránh được biến chứng TKCH Xâm Nhập; Viêm phổi nhiễm khuẩn bệnh viện; Tổn thương đường thở; Mất khả năng tống khạc đờm và làm ấm ẩm khí thở; Có thể nhanh và dễ sử dụng tại nhà và BV; Cải thiện giao tiếp và sinh hoạt (ăn uống, nói); Giảm chi phí sử dụng và duy trì.

Hạn chế: Không đảm bảo cấp cứu hồi sinh; Có thể khó đƣợc chấp nhận sử dụng; Nhân viên y tế bận, cần kiên nhẫn; Bệnh nhân khó chịu lúc bắt đầu sử dụng; Cần theo dõi sát và liên tục.

Máy trợ thở được sử dụng tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ

Tác dụng của máy thời không xâm nhập

Cải thiện tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân qua các cơ chế : Làm giảm công thở cho bệnh nhân: Khi dùng áp lực (+) lớn hơn áp lực của khí quyển sẽ làm tăng áp lực qua phổi, làm dãn nỡ phổi, làm tăng thể tích khí lưu thông và làm giảm gánh nặng cho cơ hô hấp. Thì thở ra là thì thụ động dophổi dội ngược lại

Làm tăng dung tích cặn chức năng (FRC): Làm nở ra những phế nang bị xẹp, giảm shunt phổi và làm tăng tỉ lệ thông khí và tưới máu(ventilation-perfusion ratio) cải thiện tình trạng Oxy hóa và làm giảm công thở

Tác dụng NIPPV trong suy hô hấp cấp : Làm cải thiện chức năng của thất trái: NIPPV làm giảm hậu gánh do tăng áp lực dương trong lồng ngực làm cản trở máu về tim phải.

Tăng áp lực trong lồng ngực sẽ làm giảm cả tiền gánh và hậu gánh, tác dụng lên tiền gánh nhiều hơn làm giảm áp lực qua cơ tim ( trans-myocardial ) làm tăng cung lượng tim.

Ảnh hưởng lớn của NIPPV: Đã được báo cáo của nhiều nghiên cứu là: làm giảm tỉ lệ biến chứng thở máy, mức độ tử vong, thời gian nằm viện, tỉ lệ nhiễm trùng bệnh viện.

Mọi người có thể tham khảo các dòng máy thở không xâm lấn hiện đại nhất hiện nay trên: viha.vn

Nguồn: Tham khảo

Thảo luận về chủ đề này
https://viha.vn
Gọi điện
https://viha.vn
Nhắn tin
Danh mục
https://viha.vn
Chỉ đường
Danh sách so sánh

Giỏ hàng

icon icon icon icon