Bạn đã xem
Hướng dẫn sử dụng máy tạo oxy tại nhà
Máy tạo oxy hay máy thở oxy hiện nay là một trong những phương pháp cung cấp nguồn oxy quý giá điều trị các bệnh về hô hấp, dành cho những bệnh nhân bị các bệnh như suy hô hấp, thiếu oxy hay thiếu dưỡng khí. Sử dụng máy tạo oxy y tế sẽ giúp oxy dễ dàng đi vào trong cơ thể và phổi, các tế bào dễ dàng nhận oxy hơn, làm phục hồi và tăng cường khả năng trao đổi chất, người bệnh nhanh hồi phục hơn. Nhưng sử dụng máy tạo oxy như thế nào là đúng cách và hiệu quả. Tất cả sẽ có trong bài viết “Hướng dẫn sử dụng máy tạo oxy” sau đây.
Sử dụng máy tạo oxy như thế nào là đúng cách
Trước khi mua hay sử dụng máy oxy y tế, người bệnh có vấn đề về đường hô hấp hay thiếu oxy cần nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ. Bởi vì không phải lúc nào thở oxy nhiều cũng tốt, mà cần một mức độ phù hợp và vừa phải, nếu bạn dung nạp quá nhiều khí oxy, sẽ gây tình trạng nhiễm độc oxy máu. Hơn nữa, sử dụng máy tạo oxy nhiều để thở dễ làm phổi bị chai các tiểu phế quản. Gây tổn hại trong quá trình hấp thu và chuyển hóa oxy tự nhiên vào phổi. Nghiêm trọng hơn, sẽ dẫn đến tình trạng phổi ngừng chức năng hoạt động của mình.
Xem thêm:" Máy tạo oxy loại nào tốt
Những lưu ý khi sử dụng máy tạo oxy
Máy tạo oxy tạo ra khí oxy tinh khiết có nồng độ từ 93% – 98% khi đã qua lọc loại bỏ khí trơ và các khí độc hại có trong máy. Vì vậy, tùy vào mức độ thiếu oxy của bệnh nhân để chỉnh mức áp suất tạo oxy cho phù hợp, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
-
Trường hợp người bệnh đang ở mức thở 1:
Đối với loại máy tạo oxy 3 lít thì mức áp suất oxy tạo ra phù hợp là 2 – 2,5 lít/phút.
Đối với loại máy tạo oxy 5 lít thì mức áp suất oxy tạo ra phù hợp là 2 lít/ phút
-
Trường hợp bệnh nhân cần thở ở mức độ 2:
Đối với bệnh nhân cần thở oxy ở mức 2, sử dụng máy tạo oxy 3 lít ở mức vặn vạch tạo oxy từ 3 – 3,5 lít/phút. Đối với máy 5 lít thì vặn ở vạch 3 lít/ phút
-
Trường hợp bệnh nhân cần thở ở mức độ 3:
Đối với loại máy tạo oxy 3 lít thì nên vặn vạch ở mức số 5 hoặc trên vạch 5 lít/phút. Và đối với máy tạo oxy 5 lít, khi sử dụng thì vặn nút vạch oxy là 4.5-5/phút.
Ngoài ra, với những người mắc bệnh suy tim hoặc bệnh COPD, bệnh nhân gặp những tình trạng nặng, ung thư giai đoạn cuối… thì nên mua những loại máy tạo oxy loại 6 khối ( nhu cầu của những người này ở mức cao hơn)
Hướng dẫn những bước cơ bản khi sử dụng máy tạo oxy bạn cần biết
Bước 1: Chọn vị trí đặt máy thông thoáng
Chọn vị trí phù hợp để máy thuận tiện với bệnh nhân. Nên để cách tường, đồ nội thất khoảng 15 -30 cm. Để cách xa những vật dụng dễ gây cháy nổ và xa nhà tắm. Nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát với nhiệt độ từ 10 – 37 độ C
Bước 2: Kết nối máy tạo oxy với bình làm ẩm
Bình làm ẩm là thiết bị dùng để chứa nước với mục đích làm ẩm khí oxy tạo ta bằng cách cho khí oxy từ máy sục qua nước. khí oxy sau khi sục qua nước đã được tạo ẩm và lấy ra từ đầu ra của bình làm ẩm
Bước 3: khởi động máy
Kết nối máy tạo oxy với nguồn điện khởi động máy bằng cách nhấn nút nguồn
Bước 4: Theo dõi tình trạng máy hoạt động cho đến khi ổn định
Theo dõi tình trạng hoạt động của máy (Đèn báo hiệu đã hoạt động, đèn báo lỗi, và âm thanh “bíp”)
Bước 5: điều chỉnh lưu lượng khí ra
Điều chỉnh lưu lượng oxy phù hợp với bệnh nhân (số lít oxy /phút)
Bước 6: Kết nối máy tạo oxy với người dùng thông qua dây thở oxy
lắp dây thở oxy 2 nhánh vào mũi, hoặc sử dụng mặt nạ oxy
Bước 7: kết thúc quá trình sử dụng máy
Tắt nguồn khi kết thúc điều trị oxy
Video hướng dẫn sử dụng máy tạo oxy tại nhà
Xem thêm:xem thêm: " Cách chọn máy tạo oxy phòng dịch Covid-19
Địa chỉ mua máy tạo oxy mini uy tín tại Hà Nội
Là một trong những công ty chuyên nhập khẩu và phân phối thiết bị y tế uy tín hàng đầu tại Việt Nam đặc biệt là máy tạo oxy mini, máy trợ thở, xe lăn, xe lăn điện...Công ty TNHH thiết bị y tế Việt Hà tự hào mang đến những sản phẩm chất lượng, có chế độ bảo hành tốt và luôn hỗ trợ tư vấn quý khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Với chính sách bán hàng và hậu mãi tốt, chắc chắn sẽ làm khách hàng hài lòng.